Ngành cơ khí trọng điểm: Bất cập về cơ chế ưu đãi
Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam chia sẻ: “Cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi
(THCL) _ Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam chia sẻ: “Cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi vào cuộc sống, vì quyết định này khi triển khai đến các bộ, ngành thì mỗi nơi hiểu một cách và thực hiện một cách”.
Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam
Ông đánh giá ra sao về cơ chế ưu đãi cho các dự án cơ khí trọng điểm hiện nay?
Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Nhưng đến năm 2009, Bộ Công Thương mới cụ thể hóa phê duyệt chiến lược này thành Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm. Đến nay, quyết định này thể hiện những bất cập và phải chỉnh sửa như cơ cấu sản phẩm trong danh mục ưu tiên, quy hoạch phát triển cơ khí...
Chẳng hạn, quy hoạch về phát triển cơ khí theo vùng, miền cần nên như thế nào, nếu chỗ nào cũng đầu tư trong khi đất nước đã nghèo, nguồn lực đã mỏng mà đầu tư tràn lan thì nguy hiểm.
Về năng lực vốn, với khối DN quốc doanh, trước nay chúng ta tính tổng các vốn nhà xưởng đất đai, rất khó để tính toán chính xác. Nhưng đánh giá một cách chung nhất thì vốn của các DN cơ khí không cao so với các ngành khác. Với vốn lưu động, trước biến động tài chính chung, DN cơ khí rất khó để vay ngân hàng, vì phải có lãi, hoặc ít ra không lỗ thì ngân hàng mới cho vay.
Về việc giải ngân chậm, do thủ tục đối với ngân hàng là một chuyện, điều cơ bản là cách đánh giá, phê duyệt dự án. Hội đồng phê duyệt có đông đủ thành phần, nhưng thiếu chuyên môn dẫn đến nhiều dự án không được duyệt. Có những dự án được duyệt, nhưng việc giải ngân theo tiến độ không phải suôn sẻ. Nguyên nhân bao gồm cả từ phía DN, cơ chế xét duyệt và quy hoạch cơ khí.
Theo ông, bất cập lớn nhất trong chính sách đối với cơ khí trọng điểm là gì?
Bất cập lớn nhất là Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, vì quyết định này khi triển khai đến các bộ, ngành thì mỗi nơi hiểu một cách và thực hiện một cách. Vì vậy, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, chỉnh sửa lại danh mục các dự án với một số kiến nghị mang tính thực tiễn để quyết định này đi vào cuộc sống. Có như vậy mới kích thích cho cơ khí sản xuất tốt được.
Đối với ngành cơ khí trong nước, chúng tôi đi thăm một số dự án, thấy tỷ trọng tham gia của các DN cơ khí Việt Nam là rất ít. Tôi cho rằng, trong quá trình đàm phán, có nhiều cách để đấu tranh, phải đặt vấn đề mỗi một năm chúng tôi thực hiện mấy tỷ USD thì Việt Nam được gì để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết cho sự tích lũy phát triển của ngành cơ khí. Cần làm thế nào bảo vệ được thị trường, xây dựng lực lượng cơ khí bằng cách tạo ra đơn hàng cho DN cơ khí.
Tỷ trọng cơ khí Việt Nam tham gia vào các dự án công nghiệp lớn thấp, có nguyên nhân từ cơ chế chỉ định thầu cho các dự án cơ khí? Ông có nhận xét gì về điều này?
Lấy ví dụ, một dự án nhà máy thủy điện lớn bình quân vốn khoảng 200 - 300 triệu USD, những dự án này phải tách các gói thầu, phần nào Việt Nam không làm được thì nhập khẩu, phần nào cơ khí Việt Nam đã làm được thì kiến nghị liên doanh để cơ khí trong nước làm. Nhưng các chủ đầu tư thường ký trọn gói với các DN nước ngoài. Điều này là do quy định về đấu thầu, vì thế có ý kiến cho rằng trong gói thầu, một số phần có thể tách ra để chỉ định thầu cho các DN cơ khí trong nước. Bởi vốn để thực hiện các dự án là do chúng ta đi vay nên có quyền và phải đấu tranh.
Đơn cử, hệ thống thủy công của Dự án Thủy điện Sơn La, chúng ta làm được và còn làm vượt tiến độ 3 năm, như vậy sao phải đi thuê nước ngoài? Tôi vừa đi thăm Dự án xây dựng Nhà máy Bô xít ở Lâm Đồng, Việt Nam chỉ được tham gia một phần tư vấn giám sát, chế tạo một số băng tải... trong dự án. Có nghĩa là tỷ trọng cơ khí Việt Nam tham gia những công trình mà lẽ ra chúng ta có thể làm được rất nhiều, thì lại rất ít. Hoặc như hiện nay, 1 năm các nhà máy xi măng của Việt Nam phải nhập khẩu hàng tỷ USD phôi, vật tư, chi tiết phụ tùng thay thế từ nước ngoài. Việt Nam có thể tổ chức sản xuất để giải quyết hàng tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này…
Cá nhân ông có đề xuất gì để tháo gỡ khó khăn cho ngành cơ khí?
Trước hết, tôi cho rằng, cần phải có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các sản phẩm cơ khí Việt Nam sản xuất được trước các sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong một công trình công nghiệp, phần chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn, các kết cấu thép sau 10 năm, đến nay các DN cơ khí Việt Nam có thể làm được, thậm chí các DN nước ngoài đang đặt hàng các DN cơ khí Việt Nam để xuất khẩu đi các công trình trên thế giới. Vì vậy, theo tôi, những sản phẩm Việt Nam làm được thì trong quá trình đàm phán, chúng ta phải đấu tranh để giữ lấy.
Việc tính thuế đất và các loại thuế khác cho ngành cơ khí như thuế VAT, thuế thu nhập DN... không nên đánh đồng với các ngành thương mại, mà phải có đặc thù như thế nào để phù hợp – bảo đảm DN cơ khí đủ sức tồn tại, duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên. Nguồn vốn cho cơ khí, cần xác định rõ, trong khi chúng ta chôn tiền vào BĐS, thì cơ khí, đặc biệt là cơ khí trọng điểm phải được đầu tư như thế nào?
Xin cảm ơn ông!
Kiều Tuyết (Thực hiện)
Tin mới
Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho 5 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi
Hai bên nhất trí củng cố quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, làm nền tảng phát triển cho quan hệ hai nước, thông qua duy trì các hoạt động nghiên cứu lý luận, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ đào tạo cán bộ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa có thông tin về tình hình mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai (cập nhật đến ngày 9/9/2024).
Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong
Một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh điều khiển xe máy trên đường về nhà thì tông phải đống rơm của người dân để trên đường dẫn đến tử vong.
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam