Nga "tả xung hữu đột" Syria: Màn quảng bá vũ khí cực đỉnh
Như cuốn phim về thời kỳ Chiến tranh lạnh: Một xe tăng T-90, một trong những loại xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất của Nga đã bị tấn công bởi “sát thủ diệt tăng” Mỹ - tên lửa BGM-71 TOW. Chiếc xe tăng chịu một vụ nổ nhanh như chớp mà không bốc cháy và kíp lái xe tăng đã nhanh chóng thoát khỏi tháp pháo...
THCL - Như cuốn phim về thời kỳ Chiến tranh lạnh: Một xe tăng T-90, một trong những loại xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất của Nga đã bị tấn công bởi “sát thủ diệt tăng” Mỹ - tên lửa BGM-71 TOW. Chiếc xe tăng chịu một vụ nổ nhanh như chớp mà không bốc cháy và kíp lái xe tăng đã nhanh chóng thoát khỏi tháp pháo...
Phi công Nga tham chiến tại Syria
Lượng xuất khẩu vũ khí của Nga đã đạt mức kỷ lục 14,5 tỷ USD năm 2015 với các đơn đặt hàng tăng lên mức 56 tỷ USD.
Như một tập phim về thời kỳ Chiến tranh lạnh: Một xe tăng T-90, một trong những loại xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất của Nga đã bị tấn công bởi “sát thủ chống tăng” của Mỹ, tên lửa BGM-71 TOW. Chiếc xe tăng chịu một vụ nổ nhanh như chớp mà không bốc cháy, kíp lái xe tăng đã nhanh chóng thoát khỏi tháp pháo...
Cảnh ấn tượng trên diễn ra ở chiến địa nóng bỏng Aleppo. Chiếc xe tăng được vận hành bởi lực lượng chính phủ Syria, còn tên lửa TOW lại được phóng bởi lực lượng Lữ đoàn Diều hâu núi - nhóm phiến quân có được TOW thông qua Ả Rập Saudi hoặc nhận trực tiếp qua CIA, một nhà phân tích quân sự cho hay.
Toàn bộ tập phim là “cơ hội để xem điều gì diễn ra khi các thiết bị hiện đại nhất từ hai cường quốc thế giới chạm trán nhau ở Trung Đông”, Robert Beckhusen đã viết như vậy trên National Interest. Đây cũng là một thương vụ hoàn hảo đối với các nhà sản xuất vũ khí của Nga.
Điện Kremlin cho biết Nga đã chi gần 500 triệu USD cho các hoạt động quân sự ở Syria bắt đầu từ ngày 30/9 và vẫn tiếp tục cho dù đã rút một phần lực lượng. Nhưng Nga có thể kiếm nhiều hơn sau khi thế giới tận mắt chiêm ngưỡng những vũ khí do Nga sản xuất, cả cũ và mới, được kiểm nghiệm qua thực tế chiến trường do lực lượng không quân Nga và quân đội chính phủ Syria của tổng thống Bashar al-Assad sử dụng.
Cường kích Su-34 Nga tham chiến chống khủng bố tại Syria
Dàn chiến đấu cơ Nga tham chiến tại Syria
Máy bay trinh sát được Nga huy động cho chiến dịch quân sự tại Syria
Tiêm kích Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược tấn công mục tiêu tại Syria
“Đây là chiến lược quảng cáo khổng lồ và Nga hi vọng sẽ có những đơn hàng mới trị giá hàng chục tỷ USD”, Alexander Markov, một nhà phân tích chính trị và là thành viên của Hội đồng Chính trị quốc phòng và ngoại giao của Nga đã nói với kênh truyền hình Al Jazeera.
Ông Markov cho biết: “Hàng trăm chuyên gia từ các công ty sản xuất vũ khí Nga đã tới đây và họ đã kiểm nghiệm các hệ thống vũ khí của họ trong điều kiện thực tế chiến đấu”.
Cuộc chiến Syria đã giúp Matxcơva phô diễn vị thế là một cường quốc sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
Và đó là tin tốt cho tổng thống Putin giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng do giá dầu thấp, đồng rúp sụt giá và các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Chiến dịch quân sự ở Syria đã cung cấp một “cơ hội tuyệt vời để khoe hàng”, ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ ở Matxcơva phát biểu với Al Jazeera.
Hoạt động này đã cung cấp một cơ hội để kiểm nghiệm chiến đấu “mọi hệ thống quân sự thế hệ mới nhất mà Nga không thể kiểm tra trong điều kiện quân sự, những vũ khí, tên lửa, máy bay, máy bay trực thăng và tên lửa hành trình”.
Kommersant daily tuần trước đã dẫn lời người bên trong điện Kremlin và các nhà phân tích quân sự rằng “hiệu ứng tiếp thị” của cuộc xung đột Syria sẽ thúc đẩy lượng buôn bán vũ khí của Nga lên 7 tỷ USD.
Algeria đã mua hàng tá máy bay ném bom Sukhoi Su-32, một phiên bản xuất khẩu của Su-34 đã thể hiện hiệu quả chiến đấu ở Syria. Loại máy bay mới này sẽ thay thế hạm đội MiG-25 đã cũ của Algeria do Liên Xô sản xuất.
Pakistan, Việt Nam, Indonesia và một loạt các nước Mỹ Latinh cũng rất quan tâm mua nhiều máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng Nga. Họ còn muốn mua nhiều thứ hơn chứ không chỉ là máy bay, mà chiến đấu cơ lại là xương sống của ngành xuất khẩu vũ khí của Nga từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Các nước này bắt đầu chuyển sang quan tâm các hệ thống liên lạc của Nga, tên lửa S-400, xe tăng, hệ thống phòng không, các thương vụ mua bán vũ khí nhỏ và thậm chí là các tàu ngầm đã được thử nghiệm qua thực tế chiến đấu ở chiến trường Syria.
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình tấn công mục tiêu phiến quân tại Syria
Chiến cơ Su-33 và trực thăng săn ngầm xuất kích từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tham chiến tại Syria
“Các hệ thống được ưa thích đã thay đổi”, nhà phân tích quốc phòng Anatoly Tsikganok nhận xét với Al Jazeera. Thậm chí các nước thành viên NATO như Hy Lạp cũng đã thể hiện sự quan tâm tới vũ khí của Nga. Các số liệu buôn bán cũng thể hiện sự thay đổi.
Năm 2015, xuất khẩu vũ khí của Nga đạt 14,5 tỷ USD do “độ đáng tin cậy và hiệu quả cao”, tổng thống Putin đã phát biểu như vậy. Con số này còn cao hơn mong đợi và các đơn mua sắm vũ khí của Nga ở nước ngoài đã vượt quá 56 tỷ USD.
Trong một nỗ lực gây ấn tượng với Phương Tây và cả thế giới, cũng như để báo cáo nhà lãnh đạo tối cao Putin, Bộ quốc phòng Nga đã khoe những vũ khí tinh vi mà không để đem bán và việc ai sử dụng vũ khí này ở Syria không còn cần thiết nữa.
Ngày 7/10/2015, đúng vào ngày sinh nhật thứ 63 của ông Putin, 4 tàu chiến Nga mang tên lửa hành trình tầm xa Kalibr đã tấn công 11 mục tiêu ở Syria với khoảng cách xa hơn 1.500km. Vào tháng 12/2015, một tàu ngầm của Nga xuất hiện ở Địa Trung Hải phóng các tên lửa hành trình tương tự vào các mục tiêu ở tỉnh Raqqa, Syria.
Tất nhiên, việc triển khai các vũ khí này, cũng như là việc phối hợp can thiệp quân sự hiệu quả của Nga không thể diễn ra nếu thiếu các cải cách quân sự toàn diện ở Nga.
Năm 2008, Nga đã chiến thắng trong cuộc chiến 5 ngày với Georgia liên quan vùng đất ly khai Nam Ossetia. Cho dù tuyên bố chiến thắng về nền độc lập của Nam Ossetia, điện Kremlin vẫn nhận ra rằng lực lượng bộ binh và không quân Nga bộc lộ nhiều yếu kém.
Quá trình hiện đại hóa quân đội Nga thoạt đầu được dẫn dắt bởi bộ trưởng quốc phòng có gốc gác dân sự đầu tiên của Nga là ông Anatoly Serdyukov, người từng sở hữu một xưởng đồ gỗ và là con rể của một cựu thủ tướng.
Hệ thống tên lửa S-400 đã được Nga triển khai tại chiến trường Syria khiến Mỹ và phương Tây không dám mạnh động
Bất chấp sự kháng cự mạnh mẽ từ các tướng lĩnh lão thành, Serdyukov đã mạnh tay sa thải một số quan chức quốc phòng và tình báo và cho nghỉ hàng trăm ngàn sĩ quan và binh lính, cho dù ông không chấm dứt hệ thống nghĩa vụ quân sự tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua.
Ông Serdyukov cũng kiên quyết cắt giảm hàng chục cơ sở quân sự, đặc biệt là ở miền tây nước Nga, nơi mà quân đội Nga đã cắm chốt suốt nhiều thập kỷ kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Serdyukov đã bị sa thải vào năm 2012 giữa tin đồn tham nhũng và cuộc ngoại tình với cấp dưới. Nhưng kết quả của cuộc đổi mới này đã được chứng kiến trong sự tiếp quản nhanh chóng và bất ngờ diễn ra ở Crimea, và sau này là chiến dịch Syria. “Phương Tây đã hết sức kinh ngạc về năng lực mới của quân đội Nga”, chuyên gia Tsyganok đã phải thốt lên.
Đặng Phương Thảo - VietTimes
Tin mới
Thăng hạng trải nghiệm với chương trình “Mở khóa đặc quyền 4.0” mới
Chương trình Mở khóa đặc quyền 4.0 nâng cấp lên nhiều hạng mục ưu đãi lớn, mở rộng quy mô áp dụng cho chủ thẻ tín dụng VIB lớn nhất từ trước tới nay.
Huế - Cương quyết xử lý nghiêm vi phạm xây dựng, quản lý tốt trật tự đô thị
Với tinh thần đảm bảo văn minh, cảnh quan, quy hoạch đô thị, thời gian qua Thành ủy, UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn xử lý nghiêm việc lấn chiếm, cơi nới, tự ý phá vỡ quy hoạch trong xây dựng.
TP. HCM hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện
Để chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của đồng bào các tỉnh miền Bắc những ngày qua, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố.
Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam tiếp tục xuống chậm
Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang.
Chứng khoán chiều 13/9: Một số mã nhỏ biến động mạnh, VN-Index giữ mốc 1.250 điểm ở cuối phiên
Nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài khiến giao dịch tiếp tục ảm đạm, trong khi các bluechip không cho tín hiệu tạo xu hướng đáng kể nào và dòng tiền dịch chuyển sang các mã nhỏ để tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.
Công ty Nam Land và Công ty Nice Star bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Nam Land và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Nice Star cùng số tiền 92,5 triệu đồng, do hai đơn vị này vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới