Nga-Mỹ đối đầu ở Syria: Cơn ác mộng kinh hoàng
“Ông Putin không hề muốn một cuộc chiến ác liệt với Mỹ, nhưng ông cũng sẽ không bỏ rơi đồng minh. Vì vậy, nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu bởi không bên nào sẵn sàng từ bỏ cái mà họ cảm thấy cần phải có để giành được thắng lợi... Rõ ràng người ta đang tiến tới thời khắc nguy hiểm nhất của cuộc chiến kéo dài 6 năm này", RI nhận định.
Nga – Mỹ đối đầu ở Syria sẽ là cơn ác mộng kinh hoàng (ảnh: Dailystar)
Sự sụp đổ tất yếu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã làm dấy lên một cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Đông giàu dầu mỏ của Syria, buộc các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn đứng trước tình thế phải đọ sức với liên minh Syria, Iran và Hezbollah do Nga lãnh đạo. Đây chắc chắn là một kịch bản ác mộng mà mọi người đều muốn tránh.
Quân đội Nga và Mỹ đang cùng lúc tiến về một khu vực sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn giữa hai cường quốc vũ khí hạt nhân này. Cách duy nhất để tránh xung đột là có một bên lùi bước nhưng chuyện này khó có thể xảy ra.
Vùng lãnh thổ bị IS chiếm giữ đang ngày càng thu hẹp do sự tấn công kiên trì của quân đội Ả-Rập Syria (SAA) đã giải phóng phần lớn vùng nông thôn phía tây sông Euphrates, gồm cả thành trì cũ của IS tại Deir Ezzor, một pháo đài chiến lược tại trung tâm cuộc chiến. IS cũng đang chịu sức ép từ phía bắc, nơi lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đang trút hỏa lực vào "thủ đô" của IS tại Raqqa trong khi vẫn tiếp tục triển khai quân đội và xe tăng tiến về phía nam tới các mỏ dầu ở tỉnh Deir Ezzor.
Washington đã tỏ rõ ý muốn quân đội ủy nhiệm của mình kiểm soát khu vực phía đông Euphrates tạo ra một vùng đệm chia cắt giữa đông và tây. Không chỉ vậy, Mỹ còn muốn giành quyền quản lý các mỏ dầu khổng lồ ở Deir Ezzor để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho khu tự trị người Kurd đang thành hình.
Tổng thống Syria Bashar al Assad đã nhiều lần phát biểu rằng ông sẽ không bao giờ đồng ý với việc chia cắt đất nước. Nhưng đây là chuyện không do một mình ông quyết định. Các đối tác trong liên minh của ông ở Moscow, Beirut và Tehran cũng sẽ hỗ trợ để đưa ra dàn xếp cuối cùng. Với Tổng thống Nga Putin, rất khó xảy ra khả năng ông dám mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu với Mỹ, chỉ đơn giản là để giành lại mỗi mét vuông lãnh thổ Syria. Ông Putin có lẽ sẽ cho phép Mỹ duy trì các căn cứ ở phía đông bắc miễn là các khu vực quan trọng phải nhường cho chính quyền. Nhưng vấn đề là ranh giới sẽ được vạch ra ở đâu?
Tình hình chiến sự ở miền Đông Syria (ảnh: Al-Masdar News)
Mỹ muốn kiểm soát khu vực phía Đông của Euphrates, nơi có các mỏ dầu sinh lời. Đây là lý do tại sao Mỹ triển khai quân từ SDF về phía Nam, dù cho lực lượng này vẫn cần có mặt ở Raqqa. Hồi đầu tuần trước, quân đội Syria có vẻ đã chiếm được lợi thế so với SDF khi binh lính và xe bọc thép vượt qua sông Euphrates tiến theo hướng đông tới các mỏ dầu. Nhưng các tin tức được trang South Front công bố hôm thứ năm (21/9) lại cho biết SDF đã đánh chặn quân đội Syria:
“Hôm 21/9, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn… đã chiếm giữ các mỏ dầu Tabiyeh và Al-Isba ở vùng nông thôn phía Tây Bắc Deir Ezzor, theo các nguồn tin ủng hộ người Kurd... Nếu những tin tức này được xác nhận, SDF sẽ kiểm soát hơn một nửa trữ lượng dầu của Syria. Ngoài ra, điều đó có nghĩa là SDF ít nhất đã chặn đứng một phần đường tiến của SAA ở bờ đông sông Euphrates.” (“Lực lượng Dân chủ Syria chiếm giữ các mỏ dầu quan trọng ở Deir Ezzor”, South Front)
Đây là một thất bại lớn với liên minh do Nga lãnh đạo. Điều này có nghĩa là SAA được không quân Nga hậu thuẫn sẽ phải chiến đấu với một lực lượng mà tới thời điểm này đã từng là đồng minh trong cuộc chiến chống lại IS. Nhưng bây giờ, SDF của người Kurd rõ ràng không còn là đồng minh của SAA, mà là một kẻ địch muốn cướp lấy tài nguyên và xây dựng một nhà nước ở phía sườn đông của Syria.
789 game tài xỉu đổi tiền that về sự xuất hiện của SDF tại các mỏ dầu được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov phát đi một cảnh báo đe dọa Mỹ và SDF rằng Nga sẽ trả đũa nếu các vị trí của SAA bị súng cối hoặc rocket của SDF tấn công một lần nữa.
Ông Konashenkov tuyên bố: "Nga đã nói thẳng với các tư lệnh của các lực lượng Mỹ tại căn cứ không quân Al Udeid (Qatar) rằng Nga sẽ không tha thứ cho bất kỳ đợt pháo kích nào bắt nguồn từ các khu vực mà SDF đang đóng quân... Hỏa lực từ các vị trí ở những vùng do SDF kiểm soát sẽ bị dập tắt bằng tất cả các phương tiện cần thiết".
Nhìn lại các sự kiện trong quá khứ, SDF dường như đã quyết định dứt khoát tách khỏi chính phủ Syria dù ở bất cứ đâu. Washington đang sử dụng SDF để chiếm lấy các mỏ dầu và tuyên bố toàn bộ phía đông Euphrates thuộc về Mỹ. Không có nghi ngờ gì khi các đơn vị chiến đấu của SDF nhận được sự hỗ trợ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ về phương tiện liên lạc, hậu cần và chiến thuật quan trọng.
Sáng ngày 22/9, các lực lượng trung thành do đơn vị "săn IS" của Quân đoàn tấn công số 5 quân đội Syria đã thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn ngôi làng Khusham ở bờ đông sông Euphrates gần thành phố Deir Ezzor. Ngôi làng nằm ở vị trí chiến lược này phong tỏa con đường trọng yếu kết nối khu vực do SDF chiếm giữ với các mỏ dầu ở Omar.
Người Kurd được Mỹ hậu thuẫn đang có kế hoạch lập quốc gia riêng ở Trung Đông
Các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn và các thành viên trong liên minh do Nga lãnh đạo hiện đang hoạt động rất gần nhau ở cùng một chiến trường, cố gắng chiếm lấy cùng một vùng đất nhiều dầu mỏ. Đây là những yếu tố có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn trực diện.
Ông Putin là một người thận trọng và biết điều, nhưng ông sẽ không tự nguyện giao ra những mỏ dầu ở Syria. Hơn nữa, ông Assad rất cần nguồn thu từ dầu để tài trợ cho công cuộc tái thiết đất nước Syria bị chiến tranh tàn phá. Quan trọng không kém, ông Assad cần lãnh thổ phía đông Deir Ezzor để xây dựng một tuyến đường bộ kết nối Beirut-Damascus- Baghdad-Tehran, được gọi là siêu cao tốc Ả Rập.
Việc của ông Putin là trợ giúp chính quyền Assad hàn gắn đất nước càng nhiều càng tốt để tạo nên một quốc gia hồi sinh. Vì vậy, mặc dù ông có thể cho phép quân đội Mỹ và SDF chiếm một phần đông bắc, nhưng ông sẽ không nhượng bộ về những nguồn tài nguyên quan trọng hoặc vùng lãnh thổ giữ vị trí chiến lược.
Điều này có nghĩa là Nga sẽ hỗ trợ những nỗ lực nhằm giải phóng các mỏ dầu của ông Assad ngay cả khi hành động này có thể gây ra một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ.
Ông Putin không hề muốn một cuộc chiến ác liệt với Mỹ, nhưng ông cũng sẽ không bỏ rơi đồng minh. Vì vậy, nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu bởi không bên nào sẵn sàng từ bỏ cái mà họ cảm thấy cần phải có để giành được thắng lợi...
Khi tình thế bế tắc bắt đầu định hình ở phía đông Syria cũng là lúc hai cường quốc đối thủ đang chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất. Rõ ràng người ta đang tiến tới thời khắc nguy hiểm nhất của cuộc chiến kéo dài 6 năm này.
Hồng Nhung - VietTimes
Tin mới
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam từ ngày 13-14/9.
Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia
Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh khẳng định, không chỉ quan hệ hợp tác quốc phòng mà các quan hệ hợp tác khác cũng được hai bên triển khai tích cực.
Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam
Ngày 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.
Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh
Nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, ngày 13/9, tại trụ sở cũ - Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên (khu vực Quảng trường Võ Nguyên Giáp), Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với một số đơn vị, câu lạc bộ sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh bị ngập nước do lũ cho người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn
Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tại 2 xã Yên Bình và xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão
Do ảnh hưởng của mưa bão, một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương gồm An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Đan đã bị ngập lụt trên diện rộng...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới