Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm hoạ?

Nếu Nga vắng bóng trên thị trường dầu mỏ sau 19 năm nữa thì cũng không phải là thảm hoạ, bởi Tổng thống Putin đã có những tính toán có lợi nhất...

Ngày 6/10/2018, trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg của Mỹ, nhằm chuẩn bị cho việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Ả-rập Saudi Aramco lên sàn, Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud đã nhận định về tương lai của thị trường dầu mỏ thế giới.

Trong đánh giá Thái tử Ả-rập Saudi, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng 1% đến 1,5% liên tục từ nay đến năm 2030, và điều đó sẽ khiến nhiều quốc gia xuất khẩu dầu biến mất khỏi thị trường dầu mỏ thế giới, trong đó có Nga.

Thậm chí, theo người đứng đầu Hoàng gia Ả-rập trong tương lai, với công suất khai thác tới 11,36 triệu thùng dầu/ngày như hiện nay, nếu chính phủ Nga không thay đổi chính sách thì chỉ 19 năm nữa Nga sẽ vắng bóng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm hoạ? - Hình 1

Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud đang trả lời phỏng vấn

Nhận định của vị Thái tử trẻ tuổi đã gây xôn xao dư luận và được xem như lời cảnh báo với chính quyền Nga. Tuy nhiên, theo giới phân tích, dường như Thái tử Ả-rập Saudi trả lời Bloomberg nhưng theo "đơn đặt hàng" của... Moscow.

Thứ nhất, xét từ góc độ đầu tư tài chính đơn thuần, Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud dường như cố tình quên những yếu tố quan trọng nhất giúp Nga tối đa hoá lợi ích từ nguồn dầu thô trong hiện tại và trong cả tương lai.

Có thể thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng giảm giá giai đoạn 2014-2016, hiện nay giá dầu thô thế giới đang ở thời kỳ “cực thịnh” biểu hiện qua hai hiệu ứng trái chiều: "tăng liên tục-giảm bất thường".

Do vậy, trong giai đoạn này khai thác dầu thô càng nhiều thì lợi ích càng lớn và đây là lý do mà - theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexandr Novak - trong thời gian tới, Nga sẽ gia tăng mức khai thác thêm 200-300 nghìn thùng/ngày.

Đây là quyết định đúng đắn của chính phủ Nga vì lợi ích mang lại từ dầu thô được tối đa hoá. Vấn đề dư luận - và cả Thái tử Ả-rập Saudi - quan tâm là với trữ lượng dầu "khiêm tốn" thì chính quyền Putin sẽ "ăn hết cả phần tài sản của thế hệ tương lai".

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Tổng thống Putin đã quyết tối đa hoá cả lợi ích hiện tại lẫn tối đa hoá giá trị tài sản để dành cho thế hệ mai sau qua việc gia tăng sản lượng dầu khai thác, cả khi đến lúc cạn kiệt như tinh toán của Thái tử Ả-rập Saudi.

Bởi việc giá dầu thô tăng lên trên 100 USD/thùng là rất khó, vì chương trình đa dạng hoá năng lượng - trong đó có năng lượng hoá thạch - đang khiến cho giá trị sử dụng của dầu thô bị thu hẹp. Bên cạnh đó là quyết tâm của Mỹ trong việc hạ giá dầu.

Do đó không ai dám chắc giá dầu hiện tại sẽ được giữ vững. Vậy để dầu thô dưới lòng đất rồi phập phù theo thời giá hay khai thác dầu thô bán giá tốt lấy tiền, khoản nào lợi hơn, an toàn hơn? Trong mọi trương hợp, đồng tiền trong tay luôn chắc nhất.

Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm hoạ? - Hình 2

Giá dầu thô đang ở thời điểm cực thịnh

Đó là chưa kể đến việc lãng phí công suất của hệ thống máy móc được đầu tư, vì khi kéo dài thời gian khai thác thì phải tái đấu tư hay đầu tư mới, mà chắc chắn là sẽ tốn kém rất lớn, có thể lên đến hàng chục tỷ USD.

Rõ ràng khai thác mạnh sẽ tốt hơn là để dưới lòng đất, vấn đề còn lại là giá trị tài sản để dành cho mai sau. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Putin với phần còn lại của thế giới.

Đó là việc Nga chỉ tính nguồn thu ngân sách từ dầu thô với giá 40 USD/thùng, phần còn dành để lại thiết lập bước đệm tài chính đề phòng lặp lại cú sốc tài chính như năm 2014 - không sử dụng và cũng không đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối.

Với sản lượng 11,36 triệu thùng/ngày và tạm tính theo giá 75 USD/thùng, mỗi tháng bước đệm tài chính của Nga "dày" thêm khoảng 12 tỷ USD và một năm "dày" thêm tới khoảng 144 tỷ USD.

Nếu như Thái tử Ả-rập Saudi nhận định 19 năm nữa Nga hết dầu thô thì bước đệm tài chính của Nga có thể dày tới trên 2.700 tỷ USD. Đây là khoản tiền thật và là tài sản cho đời sau. Chắc gì dầu thô để dưới lòng đất đảm bảo được khoản lợi ích đó.

Thực ra, lo ngại như Thái tử Ả-rập Saudi nêu lên chỉ đúng với các nước có nợ công cao như Mỹ chẳng hạn, hay chỉ biết "ăn ngay" vào khoản tiền khai thác dầu thô như Ả-rập Saudi chẳng hạn, chứ với nước Nga của Putin thì điều đó không đúng.

Cải cách tiền lương chỉ giúp cải thiện nguồn tài chính từ 15 tỷ USD đến 45 tỷ USD - quá nhỏ so với bước đệm tài chính - song Tổng thống Putin không sử dụng khoản tiền này mà chọn tăng tuổi lao động, chấp nhận phản ứng bất lợi từ công chúng.

Điều đó cho thấy nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga luôn hướng tới việc gia tăng giá trị tích luỹ cho đời sau, vì vậy việc tăng sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh giá dầu ở điểm cực thịnh cũng nhằm tới mục đích nhân văn ấy.

Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm hoạ? - Hình 3

Những tính toán của ông Putin đều hướng tới an toàn cho người dân Nga

Thứ hai, tính toán của Hoàng thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman Al Saud rất chính xác nhưng chỉ đúng với Nga ở thời quá khứ, còn ở thời hiện tại thì sai hoàn toàn vì Nga đã tái cơ cấu kinh tế mạnh mẽ sau những nước cờ đột phá của Putin.

Có lẽ chỉ cần nhìn vào nội dung và kết quả đạt được của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2018 (EEF-2018) - một diễn đàn kinh tế lớn - diễn ra từ 11/9 đến 13/9, tại thành phố Vladivostok là thấy rất rõ điều đó.

Có 6.000 đại biểu đến từ các quốc gia tham dự EEF-2018 xoay quanh 4 chủ đề là : "Các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư", "Những ưu tiên ngành của Viễn Đông", "Viễn Đông toàn cầu : các dự án hợp tác quốc tế" và "Tạo điều kiện sống tốt cho người dân".

Tại các phiên thảo luận, các đại biểu đã đề cập đến kết quả và triển vọng của những cơ chế phát triển khu vực như vùng phát triển vượt bậc và cảng tự do Vladivostok, những vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp cơ sở hạ tầng…

Các đại biểu cũng thảo luận về phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, nông nghiệp, đánh bắt cả, chế biến dầu mỏ, cơ sở hạ tầng du lịch và cảng biển, khai thác và chế biến khoáng sản rắn, đồ trang sức và hoàn thiện pháp luật trong thăm dò địa chất.

Vấn đề hợp tác kinh tế giữa khu vực Viễn Đông với các nước láng giềng, vai trò của các hành lang giao thông Viễn Đông đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng cụm y tế quốc tế tại Vladivostok.

Hay vấn đề hội nhập và hợp tác năng lượng tại châu Á-Thái Bình Dương, khai thác tài nguyên đại dương thế giới và một số khu vực khác, cũng được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2018.

Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm hoạ? - Hình 4

Các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2018

Kết quả, theo Phó Thủ tướng kiêm đại diện toàn quyền Tổng thống Nga tại Khu vực Viễn Đông Yuri Trutnev, tại EEF-2018 đã có 175 thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá 2,9 nghìn tỷ ruble (tương đương 41,7 tỷ USD).

Trong số các thỏa thuận có trị giá lớn tại EEF-2018 có Dự án xây dựng cơ sở công nghiệp khai khoáng tại Chukotka, thỏa thuận cung cấp 100 máy bay SSJ-100 cho Hãng hàng không Aeroflot của Nga.

Đặc biệt là thỏa thuận về đầu tư của Quỹ đầu tư châu Á Generations Fund vào các Dự án khu vực Viễn Đông của Tập đoàn Nông nghiệp Rusagro và Nhà máy phân khoáng Nokhodkinsky của Nga.

Rõ ràng từ nội dung đến kết quả đạt được, không hề thấy "bóng dáng" của khai thác dầu thô. Do vậy, việc Nga tập trung khai thác dầu thô là để tối đa hoá giá trị luỹ cho tương lai, chứ không phải dùng hết cho hiện tại.

Trong Thông điệp Liên bang năm 2018 - cũng được xem là Cương lĩnh tranh cử của ứng viên Vladimir Putin - nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga đã xác định nâng cao chất lượng sống cho người dân là mục đích chương trình hành động của mình.

Người đứng đầu Điện Kremlin đã nêu cách thức hiện thực hoá mục đích đó bằng việc phát triển 1 nền kinh tế phục vụ, trong đó nhà nước phải xây dựng chính sách hướng tới hoàn thành 6 tiêu chí quan trọng.

 

Chọn lợi ích thực tế thay cho lợi ích kỳ vọng, ông Putin hướng tới việc tối đa hoá giá trị tích luỹ cho tương lai

(1) Đảm bảo sự kế thừa, biến giá trị của lịch sử thành động lực, nguồn lực cho đất nước, (2) Đảm bảo sự ổn định xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế, (3) Hoàn thiện thể chế để đảm bảo bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội.

(4) Gia tăng phúc lợi xã hội để thực hiện tốt nhất quá trình tái phân phối thu nhập xã hội, (5) Tạo điều kiện để phát triển đồng đều giữa các vùng miền, (6) Hỗ trợ công cụ giúp người dân tự biến vận hội đất nước thành lợi ích cá nhân.

Chính vì thế, nếu Nga vắng bóng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu sau 19 năm nữa thì cũng không phải là thảm hoạ, bởi Tổng thống Putin đã có những tính toán có lợi nhất cho người dân Nga và Tổ quốc Nga của ông.

 Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam từ ngày 13-14/9.

Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia
Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia

Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh khẳng định, không chỉ quan hệ hợp tác quốc phòng mà các quan hệ hợp tác khác cũng được hai bên triển khai tích cực.

Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam
Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam

Ngày 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.

Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh
Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh

Nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, ngày 13/9, tại trụ sở cũ - Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên (khu vực Quảng trường Võ Nguyên Giáp), Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với một số đơn vị, câu lạc bộ sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh bị ngập nước do lũ cho người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn

Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tại 2 xã Yên Bình và xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão
Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão, một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương gồm An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Đan đã bị ngập lụt trên diện rộng...