Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga dùng S-400 gây náo loạn NATO

Với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng của bầu trời của mình đối với các máy bay chiến đấu của NATO nếu cần thiết.

Nga-Thổ gửi thông điệp

Truyền thông Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua tiếp tục dẫn lời giới chức hai nước đưa tin về thương vụ mua bán hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Đây được đánh giá là thỏa thuận có tầm quan trọng nhất mà Ankara xúc tiến với một quốc gia không là thành viên NATO.

Bất chấp những tuyên bố chắc "như đinh đóng cột", thỏa thuận này hiện vẫn chưa được hai bên ký kết. Giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không này vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Nga dùng S-400 gây náo loạn NATO - Hình 1

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga

 Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây cho rằng thông điệp Ankara phát đi, trước hết với các đồng minh trong NATO, có nhiều ý nghĩa hơn cả việc mua sắm nếu việc này thực sự diễn ra.

Lầu Năm góc đã lên tiếng cảnh báo, nói rằng "nhìn chung đó là một ý tưởng tốt" để các đồng minh của NATO mua thiết bị mang tính trao đổi thông tin như vậy. Trong khi đó, Tổng thống Tayyip Erdogan thì biện minh rằng Hy Lạp, một thành viên của NATO và đôi khi là đối địch trong khu vực, hiện sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 do Nga sản xuất được lắp đặt trên đảo Crete miền Nam nước này.

Những khẩu đội S-300 này ban đầu do Cộng hòa Síp mua từ hồi cuối những năm 1990 nhưng sau đó chuyển giao cho Hy Lạp để ngăn chặn tình hình căng thẳng trên đảo Crete vốn bị chia rẽ về mặt quản lý hành chính.

Giám đốc cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga Dmitry Shugaev tiết lộ với nhật báo Kommersant rằng thỏa thuận bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã "gần như hoàn thiện" chỉ còn lại một số "vấn đề tế nhị" cần giải quyết. Ông Dmitry Shugaev nói rằng Mỹ "có thể sẽ tức giận nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia độc lập và có thể tự đưa ra quyết định của mình".

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Viện quan sát Pháp - Nga có trụ sở ở Moscow, ông Igor Delanoe cho rằng ông "hết sức hoài nghi" triển vọng tốt đẹp của thỏa thuận này. Theo ông Igor Delanoe, Nga không thoải mái với việc chuyển giao công nghệ này, nhất là khi Ankara đưa ra yêu cầu địa phương hóa thiết bị quân sự này ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là chưa kể đến việc Moscow cũng đang "nợ" các đơn hàng cung cấp trang thiết bị chưa thực hiện được cho các lực lượng quân đội của mình cũng như cho khách hàng chính là Trung Quốc.

Nga dùng S-400 gây náo loạn NATO - Hình 2

S-400 chỉ là con bài để Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép lên phương Tây?

Ông Delanoe nói: "Cả Moscow và Ankara lợi dụng chuyện mua sắm S-400 như một công cụ chính trị để bày tỏ bất bình với phương Tây".

Mối quan hệ của Moscow với NATO rơi vào khủng hoảng sau khi Nga sáp nhập Crimea và bị cáo buộc hậu thuẫn các tay súng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Trong khi đó, mặc dù vẫn là thành viên chính của NATO, mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ trở nên căng thẳng do Washington hậu thuẫn Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria mà Ankara coi là một nhóm khủng bố.

Ông Delanoe giải thích: "Ankara đã muốn lợi dụng vấn đề S-400 kể từ khi nước này tức giận trước việc Mỹ tiếp tục hợp tác quân sự với lực lượng người Kurd ở Syria".

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga tại Ankara, ông Timur Akhmetov, nhận định rằng các cuộc thương lượng về thương vụ S-400 đã giúp Nga đánh bóng hình ảnh cho hệ thống vũ khí của mình đồng thời làm suy giảm niềm tin giữa các thành viên NATO, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn tỏ rõ với các đồng minh phương Tây của mình rằng Ankara có sự lựa chọn chiến lược trong các mối quan hệ của mình với các nước khác.

Hãng tin AFP bình luận, việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về thương vụ S-400 là một động thái mang tính biểu tượng rõ nét về sự dịch chuyển mối quan hệ song phương sau khi Ankara và Moscow ký thỏa thuận hòa giải sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay của Nga khi đang bay trên khu vực biên giới Syria hồi tháng 11/2015.

Về vấn đề Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn là các bên có quan điểm đối lập về cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này khi Moscow hậu thuẫn chính quyền Damascus còn Ankara "chống lưng" cho lực lượng phiến quân.

Tuy nhiên, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều biết cách chi phối mối quan hệ của mình để không bị sự đối đầu kéo dài lâu nay trong khu vực ảnh hưởng đến những lĩnh vực hợp tác vốn hạn hẹp song đều mang lại lợi ích cho đôi bên.

Nga dùng S-400 gây náo loạn NATO - Hình 3

Quan hệ Nga-Thổ đã được cải thiện sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga tháng 11/2015.

Mặc dù vậy, thương vụ S-400 chưa phải là một chỉ dấu về một mối quan hệ liên minh chiến lược quan trọng. Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga tại Ankara, ông Timur Akhmetov, tiếp tục nhận định: "Điều duy nhất khiến cả Ankara và Moscow xích lại gần nhau là họ đều muốn gây sức ép mối quan hệ của mình với phương Tây".

Trong khi đó, Phó Giám đốc Viện quan sát Pháp - Nga trụ sở ở Moscow, ông Igor Delanoe, tiếp tục bình luận rằng "cả hai nước này không tin tưởng lẫn nhau" song "đã xây dựng được mối quan hệ đối tác địa kinh tế chủ yếu dựa vào năng lượng" mà minh chứng là việc triển khai dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đi qua Biển Đen.

Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Can Kasapoglu, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại và kinh tế (EDAM), giải thích rằng mong muốn sở hữu S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu cấp bách tăng cường năng lực phòng không sau khi các phi công dày dạn kinh nghiệm của nước này thiệt mạng do các cuộc thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.

Theo một số nguồn tin, thỏa thuận Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ có trị giá 2,5 tỷ USD. Theo các điều khoản của thỏa thuận này, Ankara sẽ mua 2 giàn tên lửa của Nga trong vòng một năm nữa và sẽ có 2 giàn tên lửa S-400 khác được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay, Ankara chưa “có trong tay” hệ thống tên lửa tầm xa. Nước này đang phụ thuộc vào các hệ thống tên lửa Patriot Advanced Capability-2 của Tây Ban Nha và hệ thống tên lửa SAMP-T của Italy, vốn được đặt tại khu vực Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2016, sau khi Mỹ, Đức và Hà Lan quyết định rút các giàn tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Chính điều này đã khiến Ankara phải tập trung nỗ lực trong việc tự trang bị một tổ hợp phòng thủ tên lửa.

Nga dùng S-400 gây náo loạn NATO - Hình 4 

Dưới sức ép của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải hủy thương vụ mua hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.

 Một khi thỏa thuận mua S-400 được ký kết, điều đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực hơn nữa đối với mối quan hệ giữa Ankara với các nước khác trong NATO, đặc biệt là với Mỹ, giống như điều này đã xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa từ Trung Quốc vào năm 2013. Dưới áp lực của Mỹ, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải hủy bỏ hợp đồng có trị giá 3,4 tỷ USD này vào tháng 11/2015.

Ngay sau khi dự án này bị hủy bỏ, lực lượng không quân của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay ném bom của Nga vào ngày 24/11/2015 và điều này làm cho quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đi xuống. Sau đó, Ankara đã bày tỏ dự định phát triển một cách độc lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa thể đạt được và Ankara vẫn buộc phải quay sang Moscow để mua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa S-400.

Mặc dù nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng thỏa thuận với Nga không phải là một sự thay thế cho các thỏa thuận khác của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO hay Liên minh châu Âu (EU), song trên thực tế, thỏa thuận S-400 này vẫn là “một nhát dao” dành cho 2 liên minh vốn đang ngập chìm trong các cuộc khủng hoảng này.

Theo các chuyên gia, sau khi có hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa từ xa của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể “đóng của bầu trời của mình đối với các máy bay chiến đấu của NATO” nếu cần thiết.

Thành Minh - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.

Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024
Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới

Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.