Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

THCL - Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 1

Hai chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ tiếp dầu từ máy bay IL-78

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới với chi tiêu quốc phòng dự kiến vượt ngưỡng 250 tỷ USD trong thập kỷ tới. Nga cũng dự kiến sẽ chiếm được một phần lớn trong thương vụ này bằng việc cung cấp các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa và tàu sân bay tối tân nhất.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang dự định mua thêm nhiều vũ khí hiện đại của Nga trong nỗ lực nâng cao sức mạnh quân sự để sánh kịp với Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Vì Nga xuất khẩu ngày càng nhiều những vũ khí mạnh sang Ấn Độ và Trung Quốc, Mátxcơva cần phải cân bằng để không bên nào cảm thấy bị đe dọa hay bị suy yếu bởi những thương vụ mua bán vũ khí. Nếu không làm được như vậy thì đồng nghĩa với việc sẽ đánh mất đi hai thị trường béo bở nhất.

Chắc chắn là việc khiến hai người khổng lồ ở châu Á đều hài lòng không phải là việc dễ dàng vì cả hai đều coi nước còn lại là mối đe dọa an ninh. Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 72% người Ấn Độ coi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước láng giềng có thể dẫn tới xung đột quân sự. Phần đông dư luận ở cả hai nước đều không thiện cảm về nước kia.

Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

Ngoài ra, vì hai nước có tiềm lực kinh tế mạnh đủ để chi trả cho việc mua sắm những thiết bị mới nhất và đắt đỏ nhất. Kết quả là Ấn Độ và Trung Quốc đôi lúc lại mua những vũ khí giống nhau như máy bay chiến đấu Sukhoi-27, trực thăng Mi-17, máy bay vận tải II-76 IIyushin và gần đây nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 2

Hệ thống tên lửa S-400 được Nga bán cho cả Trung Quốc và Ấn Độ

Việc hai nước đối thủ mua sắm những vũ khí tối tân tương tự như nhau là một hiện tượng tương đối mới. Trong Chiến tranh lạnh, phương Tây và đồng minh mua vũ khí từ các nước NATO trong khi các nước Đông Âu và các nước bạn bè với Liên Xô lại mua vũ khí của Mátxcơva. Việc phân định ranh giới rõ ràng như vậy nay đã không còn. Trong khi nỗ lực đánh bại các trừng phạt kinh tế từ phương Tây và bảo vệ thị phần của mình, Nga sẵn sàng bán những viên ngọc quý của ngành công nghiệp quốc phòng cho Trung Quốc.

Nhân tố nguy hiểm

Vì Ấn Độ và Trung Quốc đang bỏ ra nhiều tỷ USD để mua vũ khí từ Nga, hai nước cũng đang có những quan ngại chính đáng về khả năng của việc rò rỉ các dữ liệu bảo mật. Đây không phải là một viễn cảnh quá xa vời. Sau vụ rò rỉ thông tin bảo mật gần đây về tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Ấn Độ đã hoãn kế hoạch mua thêm tàu ngầm loại này. Khi cân nhắc về mọi hoạt động bên trong tàu ngầm này hiện là một bí mật mở, Ấn Độ không còn cách nào khác phải làm như vậy.

Với việc Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang sử dụng những vũ khí giống nhau của Nga, những sợ hãi như vậy sẽ chỉ ngày càng lớn thêm. Ví dụ Ấn Độ không bảo đảm được rằng những điểm mạnh và điểm yếu của máy bay chiến đấu Sukhoi không bị lực lượng phòng không Pakistan nắm được.

Việc bán máy bay Su-35, máy bay chiến đấu không tàng hình tiên tiến nhất của Nga cho Trung Quốc là sự cản trở lớn vì một nửa của nó giống như máy bay Sukhoi của Ấn Độ. Cho dù Trung Quốc chỉ đặt 24 chiếc thì máy bay Su-35 với tầm bắn lớn hơn, khả năng cơ động vượt trội, hỏa lực và khả năng tàng hình một phần cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến trên không nếu chiến tranh Trung-Ấn diễn ra.

Thêm nữa, việc tuyên bố bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ có thể khiến Bắc Kinh bất an. Hai năm trước, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới này. Do đó Trung Quốc không thể xem xét thương vụ này một cách tích cực.

Theo quan điểm của Trung Quốc và Ấn Độ, Nga có thể chỉnh sửa và bán cho hai nước những biến thể khác nhau của cùng một loại vũ khí thì hai nước có thể yên lòng. Ví dụ như máy bay Su-27 (NATO gọi là Flanker). Chiếc máy bay siêu động cơ này có lẽ là chiếc máy bay phản lực duy nhất được thiết kế riêng trong lịch sử. Trung Quốc là khách hàng đầu tiên đặt hàng biến thể của chiếc Su-27SK một chỗ ngồi năm 1992. Năm 2002, Ấn Độ đã đặt một đơn đặt hàng lớn nhất lên tới 272 chiếc Su-30MKI. Phiên bản hai chỗ ngồi này có phạm vi chiến đấu lớn hơn và có trọng tải lớn hơn.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 3

Chiến đấu cơ Su-30 của không quân Ấn Độ

Máy bay Sukhoi của Ấn Độ có rất ít điểm tương đồng với những máy bay của Trung Quốc. Ấn Độ xây dựng bộ khung máy bay và sau đó trang bị thêm các cảm biến và thiết bị thông tin liên lạc của Ấn Độ, Israel và Pháp. Strategy Page nhận xét: “Xét về nhiều mặt, máy bay Su-30MKI của Ấn độ là phiên bản có tiềm năng nhất và có sẵn nhờ các thiết bị điện tử của Israel và châu Âu cùng các phi công Ấn Độ được đào tạo bài bản”.

Đặng Phương Thảo - VietTimes

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh hưởng ứng chương trình “Vì một Việt Nam xanh”
Hà Tĩnh hưởng ứng chương trình “Vì một Việt Nam xanh”

Sáng 19/9, tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Vũ Quang và Vườn Quốc gia Vũ Quang tổ chức lễ phát động hưởng ứng chương trình “Vì một Việt Nam xanh” và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2024.

Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”
Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3” trên địa bàn tỉnh.

Chứng khoán khối ngoại ngày 19/9: Duy trì trạng thái mua ròng gần 450 tỷ đồng, đẩy mạnh gom cổ phiếu chứng khoán
Chứng khoán khối ngoại ngày 19/9: Duy trì trạng thái mua ròng gần 450 tỷ đồng, đẩy mạnh gom cổ phiếu chứng khoán

Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng tích cực đạt gần 450 tỷ đồng trong phiên 19/9, với tâm điểm đáng chú ý là việc giải ngân mạnh các cổ phiếu chứng khoán, điển hình là SSI và HCM.

Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam
Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

Huyện Ý Yên (Nam Định): Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Huyện Ý Yên (Nam Định): Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thời gian qua, huyện Ý Yên (Nam Định) luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Xiaomi vượt mặt Apple về doanh số bán hàng
Xiaomi vượt mặt Apple về doanh số bán hàng

Doanh số bán smartphone của Xiaomi vượt Apple, giành được vị trí thứ hai về doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu vào tháng 8/2024.