# tăng trưởng tín dụng
Tín dụng phải tập trung cho 03 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 527/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Điều hành chính sách tiền tệ đúng quy định, tuyệt đối không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm
Công điện số 1403/CĐ-TT của Thủ tướng gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khả thi, khoa học, đúng quy định, sát tình hình, tuyệt đối không và dứt khoát không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng… trong việc tăng trưởng tín dụng.
Tín hiệu tích cực: Hai triệu tỷ đồng vốn tín dụng cho năm 2024
Đó là con số mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra và mong muốn nền kinh tế hấp thụ hết, hơn hai triệu tỷ đồng trên.
Vietcombank tăng trưởng tín dụng đạt 1,27 triệu tỷ đồng, thu xấp xỉ 2.088 tỷ đồng nợ ngoại bảng trong năm 2023
Mặc dù là một năm nhiều khó khăn, nhưng kết quả kinh doanh của Vietcombank năm 2023 khả quan với tăng trưởng tín dụng đạt 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2022 và thu hồi nợ ngoại bảng đạt xấp xỉ 2.088 tỷ đồng. Năm 2024, Vietcombank tiếp tục kế hoạch Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.
Công điện của Thủ tướng về cung cấp đủ vốn phục vụ nền kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế; kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất năm 2024.
Còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng
Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, diễn ra tại Hà Nội.
Chính thức không còn mức lãi suất huy động trên 6%/năm
Theo ghi nhận, hiện mức lãi suất huy động trên 6%/năm đã không còn trên thị trường, trừ một số ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất đặc biệt với tiền gửi hàng trăm tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng 24/03: Lãi suất huy động cao nhất bao nhiêu?
Theo khảo sát, hiện có 24 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động trong tháng Ba, trong đó có 03 ngân hàng thuộc nhóm Big4 là VietinBank, Agribank và BIDV. Hiện mức lãi suất huy động 6%/năm đã không còn trên thị trường, vậy ngân hàng huy động cao nhất bao nhiêu?
Thêm hai ‘ông lớn’ giảm lãi suất huy động trong ngày đầu tuần
Ngày 25/3, tiếp tục có thêm hai ngân hàng thương mại lớn giảm lãi suất huy động trong ngày đầu tuần. Xu hướng giảm vẫn chưa dừng lại khi vốn vẫn ứ trong các nhà băng.
Công điện yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024
Thủ tướng yêu cầu Khẩn trương rà soát toàn diện, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện hạn mức tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Sau Công điện về giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng lên tiếng
Sau khi Thủ tướng ban hành Công điện số 32 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, các ngân hàng đã rầm rộ công khai lãi suất cho vay bình quân.
Nhiều nhà băng ‘hé lộ’ kết quả kinh doanh lãi hàng ngàn tỷ đồng trong quý I
Đến nay, các nhà băng đã bắt đầu rục rịch công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm. Kết quả cho thấy, nhiều ngân hàng báo lợi nhuận lãi hàng ngàn tỷ đồng trong qúy I và tự tin đạt chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho cả năm 2024.
Chính phủ: Đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội.
Tăng sự hấp thụ vốn của thị trường thì sẽ tăng trưởng tín dụng
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến giữa tháng 6 năm nay tăng trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng mới đạt 3,79%. Con số này còn cách rất xa so với mục tiêu cả năm là 15%.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng cuối năm?
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng trong thời gian tới được các tổ chức tín dụng chỉ ra là: Diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản, khả năng sử dụng nguồn tài chính thay thế của khách hàng và sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.
Giải pháp nào hỗ trợ thanh khoản, nới lỏng chính sách tiền tệ để nền kinh tế phục hồi?
Theo các doanh nghiệp, cầu thị trường vẫn đang ở mức thấp trong khi đó mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cầu vốn của các doanh nghiệp. Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị có thêm giải pháp hỗ trợ thanh khoản, nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích phục hồi nền kinh tế.
Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm sẽ bị giảm hạn mức
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm nhiều khả năng sẽ bị giảm hạn mức.
Giải pháp để tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở mức cao
Tại buổi họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 7/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông tin về giải pháp thực hiện tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 15%.