# điện gió ngoài khơi
Đề xuất lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam
Cục Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới vừa trình bày nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị về lộ trình phát triển ngành điện gió ngoài khơi với Chính phủ Việt Nam.
Nam Định sắp làm điện gió ngoài khơi biển Giao Thủy
UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Cơ khí Rạng Đông (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện) được nghiên cứu, khảo sát điện gió ngoài khơi biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió.
Dự kiến phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030
Bộ Công Thương dự kiến phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030.
Đề nghị làm điện gió ngoài khơi gấp gần 26 lần dự kiến sẽ chọn được nhà đầu tư chất lượng?
Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW, cao gấp gần 26 lần so với dự kiến. Vậy, cơ chế và tiêu chuẩn nào để chọn nhà đầu tư cho điện gió ngoài khơi?
Điện gió ngoài khơi có thể tạo giá trị gia tăng 60 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030
Ngày 20/1/2022, Tập đoàn Orsted và Tập đoàn T&T đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và hơn 40 tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu về cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Xây dựng và phát triển điện gió ngoài khơi theo xu hướng “Chuyển đổi xanh”
Chuyên gia cho rằng cùng các giải pháp phù hợp trong phát triển điện gió ngoài khơi, Việt Nam sẽ có vị thế để tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng mục tiêu đã cam kết tại COP26.
Hướng tới tăng trưởng xanh, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Phát biểu khai mạc phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại quan điểm tiếp cận toàn cầu, toàn dân, bảo đảm công bằng, công lý trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu.
Liên danh T&T Group và Orsted hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Ngày 01/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Hoàng gia Đan Mạch, tại Diễn đàn Thượng đỉnh Năng lượng bền vững Đan Mạch – Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Thái tử kế vị và Công nương Đan Mạch cùng lãnh đạo các Bộ ngành 2 nước, Liên danh Tập đoàn T&T Group của Việt Nam và Tập đoàn Orsted của Đan Mạch đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quảng Trị: Kêu gọi đầu tư khoảng 1.000 MW điện gió trên biển
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, tỉnh này đang có kế hoạch triển khai quy hoạch, kêu gọi đầu tư khoảng 1.000 MW điện gió ngoài khơi và sản xuất các loại hydro “sạch” từ quá trình điện phân nước bằng năng lượng tái tạo.
Singapore sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để “đánh thức” tiềm năng điện gió ngoài khơi
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2035, điện gió ngoài khơi có khả năng đáp ứng 12% nhu cầu điện của Việt Nam. Thay thế điện than sẽ giúp Việt Nam giảm 200 triệu tấn khí CO2 thải ra, đồng thời đem lại thêm ít nhất 50 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam từ chuỗi cung ứng trong nước mạnh mẽ, việc làm được tạo thêm và xuất khẩu sang Singapore...
Doanh nghiệp châu Âu muốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào điện gió Việt Nam
Các tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam đang là thị trường năng lượng tái tạo hấp dẫn nhất trong khu vực và trên thế giới. Do đó, các nhà sản xuất tại châu Âu đang cân nhắc đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện gió, trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục khai thác tiềm năng chưa chạm tới của nguồn năng lượng này.
Giải pháp nào phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?
Việt Nam nên làm gì để khởi động thành công ngành điện gió ngoài khơi? Việt Nam cần làm gì để thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết và tạo dựng sự tin cậy đối với sự phát triển của ngành? Đâu là những bài học và kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện gió ngoài khơi mà Việt Nam nên xem xét?
Tập đoàn CIP ký hợp đồng với nhà thầu Việt Nam cung cấp trạm biến áp ngoài khơi
Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), nhà đầu tư và phát triển dự án điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới đến từ Đan Mạch, vừa ký hợp đồng với liên danh PTSC M&C và Semco Maritime. Theo đó, liên danh này được lựa chọn là nhà cung cấp ưu tiên cho hạng mục trạm biến áp ngoài khơi của Dự án Điện gió ngoài khơi Fengmiao, do CIP phát triển tại Đài Loan.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Có nhiều động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, một trong số đó là nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao. Nhịp tăng trưởng nhu cầu điện đạt trung bình ở mức 10%/năm và được dự báo vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong 10 năm tới, trung bình khoảng 8.5%/năm.
Khách quốc tế đã chốt đơn điện gió, dự án trong nước vẫn chờ cơ chế
Theo thông báo từ phía Singapore thì vị khách nhập khẩu điện gió của Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhập khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam. Thế nhưng, Việt Nam vẫn chưa “chốt” được cơ chế cho phát triển loại hình năng lượng tái tạo này.
Cần các cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và chiến lược phát triển Hydrogen
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế và các bộ, ngành chức năng về dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen và Kế hoạch triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.
Hiện thực hóa hợp tác về điện gió ngoài khơi giữa Việt Nam và Australia
Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam và ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Corio Generation (Tập đoàn Macquarie) trao đổi về hiện thực hóa cơ hội hợp tác về điện gió ngoài khơi, chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam và Australia.
Bảo hiểm Bảo Việt đứng đầu liên danh bảo hiểm dự án điện gió ngoài khơi xa bờ đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam
Liên danh các nhà bảo hiểm, đứng đầu là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn HBRE cung cấp dịch vụ bảo hiểm dự án điện gió ngoài khơi xa bờ đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, đặt tại Vũng Tàu.
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật để thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi
Đề án phải lựa chọn những dự án cụ thể, chỉ ra những vướng mắc về pháp lý, nghiên cứu khảo sát, chính sách, thủ tục đầu tư, tài chính, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… trong quá trình thực hiện toàn bộ dự án. Đây là căn cứ đề xuất phương án thí điểm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc ở "luật nào, chính sách nào, thẩm quyền của ai".
Xây dựng cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà và thí điểm điện gió ngoài khơi
Thông báo nêu rõ, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu là chính sách rất quan trọng, góp phần giảm áp lực đầu tư phát triển nguồn điện cho Nhà nước, là cơ sở quan trọng để sớm điều chỉnh cơ cấu các nguồn điện, giảm nguồn điện sử dụng năng lượng hóa thạch, giảm phát.