Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng cao giá trị, tạo dựng thương hiệu cho bò vàng Hà Giang

Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước.

Bò vàng là một trong những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh và là sản phẩm OCOP đặc thù của 04 huyện cao nguyên đá, 02 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì, Xín Mần và của tỉnh Hà Giang.

Ngày 19/04/2019, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1983/QĐ/SHTT V/v cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00073 cho sản phẩm bò vàng Hà Giang. Bên cạnh đó, bò vàng Hà Giang đã được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn bình chọn và đưa vào danh sách bảo tồn.

Bò vàng có nhiều màu sắc khác nhau, từ màu vàng nhạt, vàng đậm, vàng cánh gián, đốm đen đến đen tuyền; nhưng màu sắc chủ đạo của bò vàng là màu vàng đậm và vàng cánh gián. Bò vàng là giống bò được nuôi chủ yếu, chiếm trên ¾ tổng số bò của tỉnh Hà Giang và được phát triển tại 04 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn và 02 huyện vùng cao phía Tây. Tính đến thời điểm tháng 09/2023, 06 huyện vùng cao của Hà Giang có khoảng 185.000 con bò vàng.

Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước
Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước.

Nhằm truy xuất nguồn gốc và bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm bò vàng, trong những năm qua, dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Hà Giang (gọi tắt là CPRP) đã hỗ trợ kinh phí để tỉnh lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt bò Vàng Hà Giang. Theo Chỉ dẫn địa lý số 00073 của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho sản phẩm thịt bò vàng Hà Giang, phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại địa bàn 44 xã thuộc 6 huyện trong tỉnh gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước. Với giá bán thịt bò tươi bình quân hiện nay từ 450 đến 550 nghìn đồng/kg (tùy loại thịt), có thời điểm trên 600 nghìn đồng/kg (thịt bò khô dao động từ 1.100 - 1.300 đồng/kg), nghề chăn nuôi bò vàng đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo tiền đề thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc tại 06 huyện đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bò Vàng.

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển giống bò vàng, trong những năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND 6 huyện được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bò Vàng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ kỹ thuật trong công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn bò. Từ khi được áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, bò vàng của Hà Giang đã được nâng cao năng suất, chất lượng, chống thoái giống do giao phối đồng huyết và cận huyết. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 209/2015/NQ - HĐND về Chính sách Hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò và đàn ong theo hướng hàng hóa. Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa.

Các chủ trương của tỉnh Hà Giang đã góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển bò vàng theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi bò vàng tại 6 huyện đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bò Vàng.

Bò vàng là giống bò địa phương đã được đồng bào dân tộc Mông trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nuôi dưỡng từ lâu đời nên giống bò vàng còn được gọi là bò H-mông hay bò Mèo. Bò vàng có sức chống chịu cao với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là khả năng chịu lạnh, chịu đựng tốt trong điều kiện khan hiếm nước uống, dịch bệnh và thích nghi với điều kiện đồi núi đá dốc hiểm trở. Bò vàng cho năng suất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon hơn hẳn các giống bò khác và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhất là đối với khách du lịch khi đến Hà Giang.

Văn Phú

Bài liên quan

Tin mới

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.