Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng cao chất lượng Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) do thành phố Hà Nội triển khai hiện có hơn 300 sản phẩm đạt hạng năm sao, bốn sao và ba sao... có giá trị kinh tế cao. Kết quả này góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.

Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thành phố có khoảng 7.200 sản phẩm trong các nhóm ngành hàng Chương trình OCOP. Trong đó, một số sản phẩm có tiềm năng đạt năm sao, đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận là sản phẩm OCOP cấp quốc gia, gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh và bộ sản phẩm gốm men suối ngọc của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh. Các sản phẩm hạng ba, bốn sao chủ yếu là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp của các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Thanh Oai, Thường Tín.

gôm bât gfavdc

Đáng chú ý, tại huyện Chương Mỹ, khi thực hiện phân hạng đã có hàng chục sản phẩm được công nhận đạt hạng ba, bốn sao, gồm: Bánh ca-ra-men, chân gà ngâm xả ớt, bốn sản phẩm trứng của Công ty cổ phần Tiên Viên; sản phẩm hành lá, rau muống, rau cải, rau mùng tơi, quả cà chua, rau mùi ta của HTX Rau quả sạch Chúc Sơn; gạo hữu cơ của HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú; các sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang và của Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn (đều ở xã Phú Nghĩa)...

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, làng nghề và nông sản, đặc sản là lợi thế để Hà Nội triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đa dạng gắn với các yêu cầu chính: Thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con.

Năm nay, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, sẽ tổng hợp, đánh giá, xếp hạng khoảng 700 sản phẩm, trong đó có từ 500 sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm cấp quốc gia theo quy định. Mặt khác, việc thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần thúc đẩy, phát huy sáng tạo cho các doanh nghiệp, HTX và người dân, đồng thời tạo điều kiện để các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ; là cơ hội tốt đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến, phát triển thị trường đến tiêu thụ sản phẩm, với những hàng hóa chất lượng.

Bên cạnh thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, các chuyên gia đã chỉ rõ những thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới: Phần lớn doanh nghiệp làng nghề hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu mặt bằng sản xuất, đội ngũ lao động có tay nghề cao còn ít, thiếu nguồn vốn để đầu tư sản xuất. Khả năng cạnh tranh của các làng nghề này còn thấp, nguồn nguyên liệu chưa ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Một số sản phẩm truyền thống có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các nơi này ngày càng xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

rau dsachajvfbn

Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh, do vậy ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề, cho nên chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan du lịch. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình chưa tích cực tham gia Chương trình OCOP. Công tác thông tin, truyền thông OCOP tại xã, thị trấn chưa thật sự sâu rộng; các cơ sở sản xuất tham gia chưa chủ động tìm hiểu, nắm rõ về vai trò, lợi ích của chương trình.

Để khắc phục những bất cập, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ thực hiện Chương trình OCOP và các chủ thể tham gia. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình OCOP. Huy động sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng mạng lưới sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng. Tiếp tục tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, trình diễn văn hóa ẩm thực tại các tuyến phố đi bộ của thành phố. Thông qua các hoạt động kết nối, sẽ có thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao được tiêu thụ ở địa phương, các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích…, góp phần “nâng chất” Chương trình OCOP trong thời gian tới.

Mặt khác, cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung chuyên môn hóa vào các ngành có lợi thế của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh, tránh tình trạng làm theo phong trào, tràn lan. Đồng thời, cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường, nhất là vấn đề dự báo dài hạn và hằng năm để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.