Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ ngày 01/07/2024 do Bộ Nội vụ đề xuất có gì mới?

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị “là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương” làm cơ sở xây dựng bảng lương mới vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đáng chú ý là nội dung về cải cách tiền lương.

Ảnh quochoi.vn.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn, trong đó có cải cách tiền lương. Ảnh quochoi.vn.

Việc thực hiện có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách đồng bộ chính sách tiền lương. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: Chưa thể chế hóa kịp thời, đồng bộ các nghị quyết của Trung ương liên quan đến cải cách tiền lương; hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa kịp thời và chưa đồng bộ; việc đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước chưa đạt yêu cầu đề ra.

Việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với người giữ chức vụ lãnh đạo phức tạp do ở nhiều bậc lương cũ, ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nhau xếp vào một mức lương chức vụ mới... dẫn đến có người cao hơn, có người thấp hơn (phải bảo lưu chênh lệch để bằng mức hiện hưởng).

Năm giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, kịp thời vào thời điểm từ ngày 01/07/2024 đã được Bộ trưởng Nội vụ nêu ra gồm, thứ nhất: Trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Thứ hai, tập trung triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về cải cách chính sách tiền lương ngay sau khi được Quốc hội thông qua.

Thứ ba, thực hiện các giải pháp tài chính để tạo nguồn bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền lương bền vững; xây dựng quy định về cơ chế quản lý tiền lương mới của khu vực công trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và giảm số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo làm cơ sở để thực hiện chế độ tiền lương mới.

Ảnh internet.
Năm giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ ngày 01/07/2024 do Bộ Nội vụ đề xuất có gì mới? Ảnh internet.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về cải cách chính sách tiền lương; không để tình trạng lợi dụng tăng lương để tăng giá làm mất cân đối thị trường.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, năm 2024, sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ; phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ban công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thẩm tra về cải cách chính sách tiền lương, các cơ quan của Quốc hội nhận định, việc cải cách tiền lương đã được tích cực triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non, tiểu học với việc hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác.

Ngoài lương, giáo viên mầm non còn có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp tính theo thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết 27; mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm ban hành chính sách này.

Hải Dương (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Cần có phương pháp tiếp cận mới trong việc sửa đổi, bổ sung đồng bộ, toàn diện các luật trong lĩnh vực thuế
Cần có phương pháp tiếp cận mới trong việc sửa đổi, bổ sung đồng bộ, toàn diện các luật trong lĩnh vực thuế

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận vào các nội dung: Phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; quy định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành, triển khai luật.

Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"

Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trở thành hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật, cho ý kiến 11 dự án luật tại kỳ họp thứ tám
Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật, cho ý kiến 11 dự án luật tại kỳ họp thứ tám

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật; cho ý kiến 11 dự án luật.

TP. HCM kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
TP. HCM kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP. HCM rất cần Bộ Y tế xem xét, quyết định để tháo gỡ. UBND TP. HCM kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí và văn bản hướng dẫn.

Chỉ có 6/68 người vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Chỉ có 6/68 người vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương tổ chức đợt III tại TP. Hồ Chí Minh, có 68 thí sinh dự thi thì chỉ có 6 người đạt.

Lâm Đồng: Vi phạm trong lĩnh vực y tế Nha khoa Vindental bị tước chứng chỉ hành nghề
Lâm Đồng: Vi phạm trong lĩnh vực y tế Nha khoa Vindental bị tước chứng chỉ hành nghề

UBND TP. Đà Lạt vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 2 tháng đối với ông Huỳnh Đình Duy, chủ Nha khoa Vindental, địa chỉ tại 71 Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt.