Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định: Tổ chức diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất

Ngày 14/9, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Đinh), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT), Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số (KTS) và xã hội số (XHS) lần thứ nhất.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các ủy viên BCH Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT và TT; Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu

Các vị lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh tham quan các gian triển lãm

Các vị Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT và TT; Phạm Gia Túc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đồng chủ trì Diễn đàn.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các vị ủy viên BCH Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT và TT, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy đồng chủ trì phiên Diễn đàn

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các ủy viên BCH Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT và TT, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy, Phạm Đình Nghị, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên Diễn đàn

Tham dự diễn đàn, có các vị: Phạm Đình Nghị, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Trần Lê Đoài, TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc; diễn giả thuộc các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế, chuyển đổi số (CĐS); các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo tại phiên Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT và TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển KTS, XHS là trọng tâm chiến lược của Việt Nam được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia phát triển KTS, XHS đến năm 2025, định hướng đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ với những mục tiêu cụ thể:

Tỷ trọng KTS cần đạt 20% GDP vào năm 2025 và đến 2030 đạt 30% GDP; tỷ trọng KTS trong từng ngành, lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80% vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030; đến năm 2025 tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80% và trên 95% vào năm 2030...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT và TT, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phát biểu khai mạc phiên Diễn đàn

Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển KTS và XHS theo lộ trình đến năm 2025, đến nay toàn quốc đã hoàn thành 2/17 mục tiêu, 20/114 nhiệm vụ; tỷ trọng KTS trên GDP cả nước liên tục tăng, từ 11,91% năm 2021 lên 14,29% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là gần 15%. Hiện có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân Việt Nam với bình quân trên 1 triệu người sử dụng/tháng; trong đó nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người sử dụng/tháng. Xu hướng tiêu dùng dịch vụ số của người dân tập trung chủ yếu ở 2 nhóm nền tảng thanh toán số và giải trí.

Bộ trưởng Bộ TT và TT nhấn mạnh thêm: "Diễn đàn Quốc gia phát triển KTS, XHS lần thứ nhất được tổ chức nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển KTS, XHS của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xu hướng phát triển KTS gắn với phát triển thương mại điện tử nhằm sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra".

Ông Phạm Đình Nghị, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên Diễn đàn

Phát biểu chào mừng Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Phạm Đình Nghị cảm ơn Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ TT và TT đã luôn quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong suốt quá trình thực hiện lộ trình CĐS và tin tưởng lựa chọn Nam Định là địa điểm tổ chức Diễn đàn lần thứ nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định:

"Diễn đàn quốc gia phát triển KTS, XHS lần thứ nhất với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình” đã thể hiện tầm nhìn, định hướng chiến lược trong phát triển KTS, XHS hướng đến tiện ích của từng người dân, từng hộ gia đình. Đây là cơ hội để Nam Định, các địa phương, các doanh nghiệp trong toàn quốc tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực thúc đẩy KTS, XHS phát triển.

Nam Định đang nỗ lực đẩy mạnh quá trình CĐS, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành CĐS gắn với các dịch vụ đô thị thông minh kết nối đồng bộ với Trung ương và hệ thống các đô thị thông minh trên toàn quốc và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế chiến lược thu hút, hỗ trợ thúc đẩy phát triển KTS, XHS của tỉnh, góp phần vào công cuộc CĐS quốc gia". 

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT và TT) trình bày báo cáo công tác triển khai Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến  2030 và báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam năm 2022

Ông Matthieu François, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số, McKinsey và Company chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển dữ liệu số "Khuyến nghị hành động cho Việt Nam"

Phát biểu chỉ đạo định hướng Diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận sự nỗ lực của Bộ TT và TT, UBND tỉnh Nam Định trong việc tổ chức Diễn đàn và mong muốn Diễn đàn trở thành sự kiện thường niên, tạo ra những chuyển đổi sâu sắc về nhận thức, hành động; huy động được sự tham gia toàn diện của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước cùng thúc đẩy phát triển KTS, XHS.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, mục tiêu mà Chiến lược quốc gia phát triển KTS, XHS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đề ra - là thách thức lớn trong bối cảnh tiến trình CĐS trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tìm ra những giải pháp đột phá phát triển KTS, XHS, các đại biểu tham dự Diễn đàn cần tập trung thảo luận các vấn đề: Định hướng chiến lược phát triển KTS, XHS của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; các xu hướng phát triển KTS gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình CĐS. 

Đồng thời, thảo luận rõ các vướng mắc, phương án gỡ khó trong quá trình phát triển KTS, XHS theo 6 nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng nền tảng khoa học đổi mới sáng tạo; thúc đẩy công nghệ số; hoàn thiện nền cơ sở dữ liệu số; đồng bộ các giải pháp CĐS nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng hệ sinh thái công dân số. 

Ông Nguyễn Vũ Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cốc Cốc trình bày tham luận thời điểm vàng để doanh nghiệp tạo đà bứt phá nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn

Trong khuôn khổ Diễn đàn, cùng với phiên cấp cao, thông qua 3 hội thảo chuyên đề về: “Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền KTS”; “Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng KTS, XHS toàn dân, toàn diện”; “Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển KTS và XHS”. Các đại biểu trao đổi, thảo luận chia sẻ kiến thức quản lý và thúc đẩy CĐS, trong đó tập trung phát triển KTS, XHS tại Việt Nam, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

Các ý kiến tại Diễn đàn, sẽ được tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện lộ trình phát triển KTS và XHS tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó tổng giám đốc VNPT IT chia sẻ về nền tảng cửa khẩu số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT và TT công bố Chương trình hành động của diễn đàn lần thứ I

Song song với phiên Báo cáo chính và các Hội thảo chuyên đề, Diễn đàn còn tổ chức trưng bày triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển KTS, như: Thanh toán kỹ thuật số, ví điện tử; thanh toán tiếp xúc và không tiếp xúc EMV và non-EMV; NFC (Kết nối trường gần); thanh toán di động; chữ ký số; công nghệ chuỗi khối; thương mại điện tử; hệ sinh thái số; Blockchain; an toàn thông tin… của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, Misa, Mobifone, FPT, Shopee…

Triển lãm là cơ hội để các đại biểu trực tiếp trải nghiệm, tiếp cận với các kinh nghiệm, giải pháp CĐS thông minh; mở ra cơ hội kết nối với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong huy động nguồn lực, sử dụng các giải pháp, dịch vụ thúc đẩy CĐS, phát triển KTS, XHS cho địa phương, đơn vị để sớm hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết 52-NQ-TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

Theo Báo Nam Định

Bài liên quan

Tin mới

Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

Từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về thị trường Việt tăng mạnh 24,3% (tương đương 22.474 xe), trong khi kim ngạch tăng 9,26%.

Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại
Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cụ thể. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác rà soát, quy hoạch vùng, bố trí không gian sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp, hiệu quả.

Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.

Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD
Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD

Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp chủ lực là dệt may và da giày tính từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9 đạt 48,6 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của 2 ngành dệt may, da giày đã có sự phục hồi đáng kể, với mức tăng thêm khoảng 4 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu dệt may, da giày mang về 44,7 tỷ USD.

Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi
Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi

Mưa lớn kéo dài liên tiếp nhiều ngày qua đã khiến cho địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xuất hiện hiện tượng sạt lở núi, gây thiệt hại nặng nề cho một số hộ dân. Chính quyền địa phương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng kịp thời di dời người dân đến vùng an toàn.

MobiFone tích cực đồng hành cùng khách hàng chuyển đổi công nghệ di động
MobiFone tích cực đồng hành cùng khách hàng chuyển đổi công nghệ di động

Ngày 13/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT quy định gia hạn thời gian dừng cung cấp dịch vụ cho điện thoại 2G đến ngày 16/10/2024.