Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định tập trung phát triển bền vững hệ thống đô thị

Theo quy hoạch tỉnh Nam Định tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định sẽ xây dựng 04 trung tâm đô thị. Đến nay, toàn tỉnh có thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu là đô thị loại IV và 15 đô thị loại V. Các đô thị của tỉnh đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển các vùng phụ cận của các địa phương và trên toàn tỉnh.

Một góc thành phố Nam Định
Một góc thành phố Nam Định

Theo các chuyên gia, hệ thống đô thị Nam Định chưa tạo nhiều đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, do còn tồn tại một số bất cập, hạn chế như: tỷ lệ đô thị hóa mới đạt 20,3% - thấp hơn bình quân chung toàn quốc (33,8%). Khu vực có tốc độ đô thị hoá cao là dọc các tuyến Quốc lộ 21, Quốc lộ 10 - đây là trục động lực phát triển chính của tỉnh với các đô thị: thành phố Nam Định và các thị trấn Cổ Lễ, Xuân Trường, Quất Lâm, Rạng Đông, Quỹ Nhất.

Các đô thị hiện có của tỉnh đều ở quy mô vừa và nhỏ; nhiều điểm đô thị hóa còn mang tính tự phát từ các cụm điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ. Do đặc thù “đất chật người đông” nên mật độ phân bố đô thị của tỉnh là khá dày, trung bình 10,2 đô thị/1.000 km2 (bình quân mỗi huyện có 2 - 3 đô thị); cự ly phân bố trung bình khoảng 15-20 km/đô thị; đặc biệt ở các huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh, các thị trấn chỉ cách nhau từ 5 - 7 km.

Cấu trúc các đô thị phần lớn theo mô tuýp phát triển hướng tâm với 01 trung tâm lớn và các trung tâm này thường là giao lộ liên vùng nên khi quy mô đô thị phát triển sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng đô thị (sinh thái, dịch vụ, di chuyển). Ngoài thành phố Nam Định có quy mô dân số khá lớn (hơn 23 vạn dân), được quy hoạch bài bản và xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ khá tốt, tiêu biểu cho diện mạo đô thị của tỉnh; các thị trấn còn lại phần lớn quy mô nhỏ, sức phát triển kém, hệ thống giao thông giản đơn, thiếu chiều sâu, chưa hình thành mạng lưới đường đô thị cụ thể và không tạo ra hình thái đô thị rõ rệt. Hệ thống đô thị với nhiều đô thị nhỏ, phân tán, dàn trải với hạ tầng dịch vụ thấp nên ít tạo được sức hút và lực kéo dịch cư lớn dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa chưa cao (20,3%).

Theo thống kê của Sở Xây dựng Nam Định, toàn tỉnh có 16/17 đô thị chưa lập chương trình phát triển đô thị; trong đó có 04 đô thị (thị trấn Cồn, Yên Định (huyện Hải Hậu); Quỹ Nhất (huyện Nghĩa Hưng); Giao Thủy (trên cơ sở sáp nhập thị trấn Ngô Đồng và các xã Hoành Sơn, Giao Tiến) hiện mới đang triển khai lập chương trình phát triển đô thị.

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính quy định, các đô thị hiện hữu phải được công nhận loại đô thị tương ứng, nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh mới có 5/17 đô thị (thành phố Nam Định, Quỹ Nhất, Cát Thành, Ninh Cường, Thịnh Long) được cấp có thẩm quyền công nhận loại đô thị; 04 đô thị thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính (Cồn, Yên Định, Quỹ Nhất, Giao Thủy) đã lập và thông qua đề án phân loại đô thị; còn lại 8/17 thị trấn hiện hữu chưa thực hiện lập đề án phân loại đô thị.

Đại diện Sở Xây dựng Nam Đinh cho biết, nguyên nhân tồn tại hạn chế này là do, một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm nhiều tới vị trí, tầm quan trọng của vấn đề phát triển đô thị; mặc dù UBND tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn thực hiện nhưng địa phương vẫn chưa lập chương trình phát triển và đề án phân loại đô thị để trình duyệt, công nhận. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực và nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực phát triển đô thị của nhiều địa phương còn hạn chế...

Huyện Giao Thuỷ phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch của tỉnh Nam Định
Huyện Giao Thuỷ phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch của tỉnh Nam Định

Trong Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2023 xác định rõ:

"Phát triển hệ thống đô thị theo hướng hình thành các vùng đô thị lớn, nhằm tăng trưởng dân số dịch vụ và việc làm, định hướng dịch cư; làm đầu kéo phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh; hạn chế sự phát triển phân tán, tự phát, thiếu kiểm soát; ưu tiên phát triển trước hệ thống các trung tâm đô thị, thu hút đầu tư xã hội và tạo điểm tựa cho các khu dân cư và chức năng khác phát triển theo".

"Yêu cầu gắn kết không gian phát triển đô thị với không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở liên kết, hỗ trợ giữa mạng lưới đô thị với các khu, điểm kinh tế và điểm dân cư nông thôn. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc nghiên cứu, phát triển các trọng điểm đô thị như: Thành phố Nam Định trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh; đô thị Rạng Đông - Thịnh Long hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III; hình thành đô thị Cao Bồ và các đô thị ở Xuân Trường - Giao Thủy. Phát triển xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, sạch đẹp; chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị để phát triển bền vững".

Theo đó, phương án quy hoạch hệ thống đô thị của tỉnh Nam Định trong thời gian tới là phù hợp với định hướng của hệ thống đô thị quốc gia và với cấu trúc chiến lược tổng thể kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; phát triển có trọng điểm, với định hướng hình thành các đô thị lớn; đô thị bền vững thông minh, đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện được chủ trương đó, trong thời gian tới toàn tỉnh sẽ tập trung phát triển các đô thị lớn, gắn kết với phát triển của từng vùng; có tính chất, chức năng, bản sắc nổi bật; bền vững; hoàn chỉnh mạng lưới đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh; làm cơ sở để lập chương trình phát triển, đề án đánh giá phân loại, nâng loại đô thị, thành lập cấp hành chính đô thị.

Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 21 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 32,2%; tập trung nguồn lực phát triển 04 khu vực đô thị lớn gồm thành phố Nam Định mở rộng; khu vực đô thị Cao Bồ; khu vực đô thị Rạng Đông; khu vực đô thị Giao Thủy. Giai đoạn 2026 - 2030 hệ thống đô thị sẽ được nâng cấp phát triển theo chiều sâu; toàn tỉnh có 26 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45 - 50%.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển hệ thống đô thị bền vững theo quy hoạch, tỉnh Nam Định tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các dự án ưu tiên trong chương trình phát triển đô thị (các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại - dịch vụ, khu vui chơi giải trí…).

Đầu tư nâng cấp kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị đảm bảo yêu cầu phát triển dân số và kinh tế - xã hội khu vực đô thị; phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, quản trị đô thị để thu hút người dân sinh sống tại các đô thị, hướng tới hình thành các mô hình “đô thị đáng sống” để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Vân Anh

Bài liên quan

Tin mới

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.

Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024
Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới

Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.