Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ quyết chặn Nga hưởng lợi từ 'Cơ chế trong-ngoài OPEC’

Nga- từng là nạn nhân của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng dầu mỏ- trở thành nhân tố quyết định với thị trường dầu mỏ, là một sự nguy hại với Mỹ...

 Mỹ quyết luật hoá chống độc quyền của OPEC  

Sputnik ngày 25/7 đưa tin, Quốc hội Mỹ đã thông qua Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC) nhắm chấm dứt nỗ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga thao túng thị trường dầu mỏ thế giới.

Nếu được ký thành luật, NOPEC sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Dư luật này từng bị các đời tổng thống Mỹ từ chối, song những là làm luật Mỹ tin rằng có những dấu hiệu Tổng thống Trump sẽ đồng thuận.

Tuần trước, khi Thượng viện Hoa Kỳ thảo luận về NOPEC, mà có thể tạo ra hành lang pháp lý giúp cho các vụ kiện chống độc quyền trong khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, người đồng tài trợ cho dự luật này đã cho biết:

Mỹ quyết chặn Nga hưởng lợi từ 'Cơ chế trong-ngoài OPEC’ - Hình 1

Tấn công OPEC chỉ là cái cớ để Washington cho ra đời NOPEC, còn đích ngắm cuối cùng chính là cơ chế trong-ngoài OPEC và Nga

"Trong gần hai thập kỷ qua, OPEC đã nỗ lực kiểm soát việc cung-cầu trên thị trường dầu, dẫn đến việc tăng giá với người tiêu dùng. Gần đây nhất, OPEC và các đồng minh bên ngoài OPEC - trong đó có Nga – đã cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày.

Điều đó đã tạo ra sự đảo chiều trên thị trường dầu mỏ thế giới, đẩy giá dầu lên hơn 80 USD/thùng vào đầu hè. Người tiêu dùng Mỹ trở thành túi tiền của OPEC. Đó là lý do tôi phải tìm cách cắt bỏ cái thòng lọng của OPEC với người tiêu dùng Mỹ".

Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu được Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 5/2018, ngay sau khi giá dầu chạm mức cao nhất trong ba năm và đến giữa tháng 7/2018 thì tới lượt Thượng viện Mỹ thông qua.

Ngay từ năm 2000, NOPEC đã nhiều lần được Quốc hội Mỹ bàn thảo, song cả Tổng thống George W. Bush lẫn Tổng thống Barack Obama đều không tán thành sáng kiến này và cảnh báo sẽ phủ quyết, vì vậy NOPEC vẫn chỉ là dự luật.

Tuy nhiên, theo Thượng nghị sĩ Grassley, lần này NOPEC được sự ủng hộ của lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc hội, nên sẽ "nhận được sự đồng thuận của tổng thống và qua đó gửi thông điệp tới OPEC rằng khả năng chịu đựng của Mỹ đã tới hạn".

Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi Tổng thống Trump ngày càng không hài lòng với OPEC, khi nhiều lần vị tổng thống doanh nhân lên tiếng thể hiện bất mãn với OPEC, cáo buộc định chế này cố tình thao túng thị trường dầu mỏ, để đẩy giá dầu lên cao.

"Với trữ lượng và khả năng khai thác của thế giới, giá dầu hiện rất cao! Không tốt và không thể chấp nhận!", ông Trump viết trên tweet ngày 20/4. Ngày 13/6, ông chủ Nhà Trắng cảnh báo tiếp: “Có vẻ như OPEC lại đang làm điều đó một lần nữa”.

Và đến ngày 30/6 vừa qua, vị tổng thống doanh nhân không chịu nổi nữa nên đã yêu cầu Ả-rập Saudi, thành viên quan trọng nhất của OPEC, tăng sản lượng dầu lên thêm 2.000.000 thùng và cho biết Riyadh đã đồng ý.

Mỹ quyết chặn Nga hưởng lợi từ 'Cơ chế trong-ngoài OPEC’ - Hình 2

Thượng nghị sĩ Grassley, người đồng bảo trợ cho Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC)

Tuy nhiên, vào đầu tháng 7 này, ông Trump lại chỉ trích mạng mẽ các cường quốc dầu mỏ: "Độc quyền OPEC phải nhớ rằng giá dầu tăng cao nhưng họ lại dửng dưng. Họ quyết làm lợi trong khi Mỹ bảo vệ họ. Cần phải có qua có lại. Phải giảm giá ngay".

Theo giới quan sát, phản ứng của Tổng thống Trump là rất dễ hiểu vì  giá xăng dầu ngày càng tăng ở Mỹ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ, và đặc biệt nhạy cảm với cuộc bầu cử bổ sung giữa nhiệm kỳ diễn ra ngay trong năm 2018.

Như vậy, có khả răng cao NOPEC sẽ được Tổng thống Trump ký thành luật, vì vừa để chống lại sự thao túng của OPEC với thị trường dầu mỏ thế giới, vừa giành lại vị thế cho những trùm dầu mỏ xứ Texas, qua đó gia cố nền tảng quyền lực cho ông.

Mỹ không muốn mãi uất nghẹn để Nga làm lợi từ cơ chế trong-ngoài OPEC 

Mặc dù "mũi tên" của Washington "trực chỉ" OPEC, song theo giới phân tích thì đích ngắm của Mỹ chính là cơ chế trong-ngoài OPEC. Bởi cơ chế này không những đã trở thành "công cụ xé lưới trừng phạt" của Mỹ, mà còn giúp Nga hưởng lợi kép.

Bloomberg cho rằng OPEC không dễ dàng chấp nhận NOPEC, bởi nhóm pháp lý của tổ chức này tuần trước đã thảo luận với công ty luật White & Case LLP ở thủ đô Vienna của Áo, nhằm tìm cách xây dựng một chiến lược đối phó với NOPEC.

Tuy nhiên, có thể nhận định rằng việc OPEC đối phó với NOPEC không dễ thành công, bởi chỉ riêng việc cắt giảm sản lượng để chấm dứt cuộc khủng hoảng giá dầu giảm sâu trong giai đoạn 2014-2016, OPEC cũng không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó là việc Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, sau 40 năm áp dụng, đã khiến cho các chính sách của OPEC dễ dàng bị hoá giải, nếu Washington chấp nhận đánh đổi lợi ích lấy vị thế.

Những nhà lập pháp Mỹ thúc đẩy việc ban hành Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu là nhằm giành lại cho Mỹ vị thế chi phối thị trường dầu mỏ thế giới mà không cần phải đánh đổi lợi ích. Điều đó cho thấy NOPEC không chỉ hướng tới OPEC.

Mỹ quyết chặn Nga hưởng lợi từ 'Cơ chế trong-ngoài OPEC’ - Hình 3

Đảm bảo lợi ích cho những ông trùm dầu mỏ xứ Texas luôn là nền tảng của mọi chính sách về năng lượng của Mỹ

Có thể thấy rằng, việc Nga - từng là nạn nhân của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng dầu mỏ - trở thành một nhân tố quyết định với thị trường dầu mỏ thế giới và giá dầu thô qua việc tham gia vào "cơ chế trong-ngoài OPEC", là một sự nguy hại với Mỹ.

Việc này không chỉ góp phần vào việc biến những ông trùm dầu mỏ xứ Texas từ vị thế đạo diễn trở thành diễn viên trên sàn diễn "sản lượng-giá dầu", mà còn khiến cho những can thiệp của Mỹ vào thị trường dầu mỏ luôn "lợi bất cập hại".

Bởi cả Mỹ và Nga đều đứng ngoài OPEC, nên khi Nga bước một chân vào OPEC thì: nếu lợi ích từ dầu mỏ của Mỹ là L thì lợi ích của Nga sẽ luôn là L+l và thiệt hại của Mỹ là -L thì thiệt hại của Nga sẽ luôn là -L+l.

Nghĩa là Nga luôn có lợi thế hơn Mỹ khi tham gia cơ chế trong-ngoài OPEC. Vì Mỹ không muốn chia sẻ lợi ích nên không tham gia vào cơ chế này, do đó phải tìm cách phá và luật hoá chống độc quyền trong sản xuất-xuất khẩu dầu thô là cách tốt nhất.

Giới chuyên gia trong lĩnh vực dầu mỏ cho rằng NOPEC sẽ làm thay đổi luật chơi, bởi nó có thể can thiệp vào "bất kỳ thỏa thuận nào nhằm tăng giá dầu vượt ngưỡng, như giới hạn sản lượng, thị trường cổ phiếu hoặc loại trừ cạnh tranh bất bình đẳng".

Theo Oilprice.com, nếu được Tổng thống Trump ký ban hành thành luật, NOPEC có thể làm suy yếu nghiêm trọng cơ chế trong-ngoài OPEC và kết thúc sự hỗn độn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Mỹ quyết chặn Nga hưởng lợi từ 'Cơ chế trong-ngoài OPEC’ - Hình 4

Nga hưởng lợi kép từ cơ chế trong-ngoài OPEC khiến Mỹ uất nghẹn

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ước vọng của Washington không dễ thành công. Điều đó một phần do vị thế của ngành năng lượng Mỹ đã thay đổi sau khi lệnh cấm xuất khầu dầu khi bị xoá bỏ.

Phần khác là Mỹ không thực sự xuất phát từ người tiêu dùng để chống độc quyền của OPEC, mà thực ra Mỹ muốn giành lại quyền thao túng thị trường dầu mỏ để sử dụng công cụ giá dầu thô cho những nước cờ chính trị hoá kinh tế của mình.

Chưa biết phản ứng của OPEC, sự vận động của cơ chế trong-ngoài OPEC sẽ như thế nào nếu NOPEC trở thành luật, song qua đây có thể nhận thấy Washington không thể nuốt hận để Moscow vô tư làm lợi từ cơ chế trong-ngoài OPEC nữa.

Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Thăng hạng trải nghiệm với chương trình “Mở khóa đặc quyền 4.0” mới
Thăng hạng trải nghiệm với chương trình “Mở khóa đặc quyền 4.0” mới

Chương trình Mở khóa đặc quyền 4.0 nâng cấp lên nhiều hạng mục ưu đãi lớn, mở rộng quy mô áp dụng cho chủ thẻ tín dụng VIB lớn nhất từ trước tới nay.

Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có thông cáo báo chí về mức hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi đến  21 tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 51 tỷ đồng.

Huế - Cương quyết xử lý nghiêm vi phạm xây dựng, quản lý tốt trật tự đô thị
Huế - Cương quyết xử lý nghiêm vi phạm xây dựng, quản lý tốt trật tự đô thị

Với tinh thần đảm bảo văn minh, cảnh quan, quy hoạch đô thị, thời gian qua Thành ủy, UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn xử lý nghiêm việc lấn chiếm, cơi nới, tự ý phá vỡ quy hoạch trong xây dựng.

TP. HCM hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện
TP. HCM hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện

Để chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của đồng bào các tỉnh miền Bắc những ngày qua, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố.

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam tiếp tục xuống chậm
Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam tiếp tục xuống chậm

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang.

Chứng khoán chiều 13/9: Một số mã nhỏ biến động mạnh, VN-Index giữ mốc 1.250 điểm ở cuối phiên
Chứng khoán chiều 13/9: Một số mã nhỏ biến động mạnh, VN-Index giữ mốc 1.250 điểm ở cuối phiên

Nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài khiến giao dịch tiếp tục ảm đạm, trong khi các bluechip không cho tín hiệu tạo xu hướng đáng kể nào và dòng tiền dịch chuyển sang các mã nhỏ để tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.