Theo thông tin được đăng tải, Hải quân Mỹ tuyên bố muốn dừng sản xuất "sứ giả chiến tranh" Tomahawk với lý do dòng tên lửa này không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. "Hải quân một lần nữa muốn kết thúc sản xuất tên lửa Tomahawk, thay vào đó tập trung vào quá trình tái nâng cấp cho hàng tồn kho hiện có", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo.

Nguồn tin này cho biết thêm, cần phải loại bỏ tên lửa Tomahawk vì hiệu quả chiến đấu của nó làm giảm năng lực tấn công cho đất nước: "Giống như bất kỳ loại vũ khí nào, Tomahawk cuối cùng sẽ phải thay thế bởi tiến bộ về công nghệ của đối phương đang khiến vấn đề này trở nên cấp bách. Vũ khí mới thay thế sẽ có độ chính xác cao hơn, nhanh hơn và không bị ảnh hưởng khi tác chiến trong môi trường bị gây nhiễu cao", thông báo cho biết thêm.

Mỹ dừng sản xuất Tomahawk sau khi tấn công Syria - Hình 1

Chiến hạm Mỹ phóng Tomahawk tấn công Syria .

Không chỉ muốn dừng sản xuất Tomahawk, Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định nhu cầu ngày càng tăng với tên lửa hành trình tầm xa và thừa nhận thành công rất lớn của Tomahawk trong những cuộc chiến nó từng tham gia (trước khi tấn công Syria).

Dù không tiết lộ chi tiết về kế hoạch thay thế Tomahawk nhưng chỉ với tuyên bố này, Mỹ đã cho thấy chính họ đã không còn tin tưởng vào "sứ giả chiến tranh" sau hai lần tấn công Syria đầy tai tiếng (lần đầu hồi tháng 4/2017 và lần 2 ngày 14/4/2018).

Trong lần tấn công đầu tiên vào rạng sáng 7/4, Hải quân Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria nhưng chỉ 23/59 quả bay vào được gần mục tiêu, trong khi số còn lại đã bị mất tích.

Thông tin này được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Igor Konashenkov cho biết khi phát biểu trước truyền thông quốc tế: "Chỉ có 23/59 tên lửa Tomahawk đánh trúng căn cứ không quân Shayrat miền Tây Syria, trong khi 36 tên lửa còn lại hiện chưa rõ đã bị lạc đường", vị phát ngôn viên này cho biết.

Ngay sau tuyên bố của tướng Nga, người ta đã tìm thấy nhiều phần chiến đấu chưa phát nổ của Tomahawk vương vãi gắp nơi quanh căn cứ Shayrat và Tartus chứng tỏ chúng không bị đánh chặn bằng tên lửa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những quả tên lửa này hạ cánh không như Mỹ muốn?

Theo những thông tin được Nga công khai, hệ thống Krasukha-4 có đủ khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu khác nhau như máy bay không người lái, chiến đấu cơ, các đài radar đối phương, tên lửa... và cả đài radar vệ tinh trinh sát Lakross.

Trong khi đó, ở lần thứ 2 tấn công Syria hôm 14/4/2018, tên lửa Tomahawk của Mỹ đã bị phòng không Syria bắn hạ tới 13 quả. Và nguy cơ lớn nhất với Mỹ là quân chính phủ Syria đã chuyển cho Nga ít nhất 1 quả Tomahawk còn nguyên vẹn để nghiên cứu sau đợt tấn công thứ 2 này.

Trang Rianfan.ru dẫn tuyên bố của quan chức quốc phòng cấp cao của Nga cho biết, việc Nga nghiên cứu tên lửa Tomahawk không phải là vô bổ như phương Tây công bố mà trái lại, công việc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Nga và đe dọa lớn với Mỹ.

Vị quan chức này khẳng định, đặc điểm cấu trúc của tên lửa Tomahawk không khiến các kỹ sư Nga phải quan tâm, tuy nhiên những thuật toán hoạt động của loại vũ khí này mới có ích cho họ. Rianfan.ru dẫn phân tích của vị quan chức này cho biết: "Việc đo độ cao, các kênh liên lạc vệ tinh, GPS L2 – là phân khúc quân sự của hệ thống định vị. Hơn nữa, cả hệ thống tương quan về độ cao địa hình nữa, nhìn chung đó là những đặc tính rất đáng quan tâm.

Một mặt, điều này cho phép so sánh với các tên lửa của chúng tôi hiện có, còn mặt khác thì những thông số này có thể được ứng dụng cho các phương tiện chống lại chúng, để chúng không thể bay được tới những nơi đã định".

Theo nhận định của một số chuyên gia, chính 2 lần khai hỏa vào Syria đã hạ bệ hoàn toàn danh tiếng của Tomahawk và khiến Mỹ không còn tự tin vào sức mạnh, độ tin cậy của dòng tên lửa này. Và đây được coi là nguyên nhân khiến Mỹ dừng sản xuất Tomahawk.

Theo Đất Việt