Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lợi dụng kẽ hở pháp luật: Nhiều doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi lớn

Theo Kiểm toán Nhà nước, về việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu giai đoạn 2015 - 2016, các đại lý kinh doanh xăng dầu đầu mối đã được hưởng chênh lệch lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng, để xảy ra tình trạng này là do hệ thống chính sách - pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều lỗ hổng!

Nghiễm nhiên hưởng lợi…

Kiểm toán Nhà nước công bố kết luận kiểm toán về việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu, giai đoạn 2015 - 2016.

Theo đó, năm 2015 và 5 kỳ điều hành đầu tiên năm 2016: Liên bộ Công thương - Tài chính đã áp dụng thuế MFN trong điều hành là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo nên một khoản chênh lệch lớn không hợp lý cho các đơn vị đầu mối. Theo tính toán, nhờ khoản chênh lệch về thuế nhập khẩu này, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi khoảng 3.375 tỷ đồng.

Năm 2016, từ kỳ điều hành 21/3, việc tính toán giá cơ sở tại liên bộ được áp dụng thuế bình quân gia quyền, tuy có hợp lý hơn, nhưng chỉ mang tính tình thế, không giải quyết được tận gốc vấn đề, vì vẫn phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế. Theo tính toán, tại 10 thương nhân đầu mối, trong năm 2016 vẫn phát sinh chênh lệch hơn 1.433 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc áp dụng thuế bình quân gia quyền chưa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, cũng như tính minh bạch, rõ ràng trong quy định.

Cũng theo kết luận, liên bộ xác định chưa chính xác về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến chênh lệch thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (VAT) tại 4 kỳ điều hành (tháng 7 và 8/2016) là hơn 216 tỷ đồng. Liên bộ cũng xác định chưa hợp lý về tỷ giá tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng dẫn đến tính thiếu 214 tỷ đồng qua 17 kỳ điều hành, tại 10 đơn vị đầu mối.

Lợi dụng kẽ hở pháp luật: Nhiều doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi lớn - Hình 1

Lợi dụng kẽ hở pháp luật:  Nhiều doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi lớn

Ngoài ra, trong quá trình điều hành giá xăng dầu, giai đoạn 2015 - 2016, Liên bộ Công thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường như xăng RON 92, dầu diesel 0,05S. Tuy nhiên, cơ quan này lại “quên” công bố giá cơ sở một số mặt hàng như xăng RON 95, diesel 0,25S. Cụ thể, mặt hàng RON 95 không được liên bộ công bố giá cơ sở tại 47 kỳ điều hành giá năm 2015, 2016; dầu diesel 0,25S tại 23 kỳ điều hành giá năm 2015.

Tuy phát hiện ra chênh lệch tài chính lớn trên 4.800 tỷ đồng, nhưng Kiểm toán Nhà nước chỉ kiến nghị các đơn vị đầu mối được kiểm toán nộp vào ngân sách các khoản thuế phải nộp tăng thêm 252 tỷ.

Quá nhiều lỗ hổng

Các chuyên gia cho rằng, để xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp “vô tình” được hưởng lợi hàng nghìn tỷ là do hệ thống chính sách - pháp luật còn nhiều lỗ hổng. Theo luật sư Trần Hồng Cường (Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á), quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là giá để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó thuế nhập khẩu để tính giá được căn cứ vào thuế nhập khẩu ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).

Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập, có nhiều mức thuế được giảm như hiệp định thương mại tự do (FTAs), hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)... Mặc dù vậy, lợi thế khi hội nhập không được các cơ quan quản lý nhà nước tận dụng để mang lại lợi ích cho người dân.

Ông Phạm Ngọc Hùng, Phó chủ tịch Quỹ chống hàng giả Việt Nam chỉ rõ, Nghị định 83 cho phép tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự đàm phán, tự ký kết hợp đồng và tự nhập khẩu. Điều này, vô hình chung đã tạo ra những lỗ hổng về giá nhập khẩu, thuế và các loại phí. Trước hết, các doanh nghiệp được phép chủ động đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài để nhập khẩu, song giá bán lại do Nhà nước quy định, được xây dựng.

Nhưng trong nhập khẩu xăng dầu, có 2 loại giá: Giá “thơm”, tức là ký hợp đồng dài hạn giá bao giờ cũng rẻ. Giá còn lại là giá mua chuyến theo ngày, đắt hơn giá “thơm” từ 8 - 10%. Tuy nhiên, khi xây dựng giá bán ra thị trường, Nhà nước lại dựa trên giá mua theo chuyến. Chính cách xây dựng giá như vậy, các doanh nghiệp đã nghiễm nhiên hưởng chênh lệch từ 8 - 10%.

Mặt khác, Việt Nam ký rất nhiều hiệp định đối tác với Hàn Quốc và các nước ASEAN, do đó, có đến 90% lượng xăng dầu nhập khẩu đều có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Như thế, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại được hưởng lợi lần nữa.

Bên cạnh đó, các công ty nhập khẩu xăng dầu thường mua vào lúc giá rẻ, lưu ở kho nước ngoài hoặc ở kho ngoại quan (tức là hàng chưa nhập khẩu, đến lúc giá có chiều hướng tăng, sẽ đẩy vào trong nước; nghiễm nhiên hưởng mức giá chênh lệch khi bán ra thị trường).

Phải quy trách nhiệm

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, các doanh nghiệp được hưởng lợi hàng nghìn tỷ từ phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu rất rõ; tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp là rất khó.

Nếu có xử lý hình sự, thì phải xử lý các quan chức nhà nước về việc ban hành chính sách không đúng, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Về khía cạnh dân sự, rõ ràng quy định kinh doanh xăng dầu có “lỗ hổng” - là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, do đó cơ quan ban hành phải tự chịu trách nhiệm, phải chấp nhận mất tiền, chứ không phải quy định nhầm lẫn, rồi lại đi truy thu. Sai ở đây là sai do chính sách, phải quy trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước. Truy thu chỉ trong trường hợp doanh nghiệp làm sai, doanh nghiệp nộp thuế sai. Trong trường hợp Nhà nước cứ truy thu, nếu doanh nghiệp không đồng ý thì có thể kiện ra tòa.

Ông Phạm Ngọc Hùng cho biết, cần xử lý những người ban hành chính sách sai, gây hậu quả nghiêm trọng. Theo ông Hùng, ở Việt Nam, lỗ hổng chính sách rất nhiều và ai cũng nhìn thấy, nhưng những người tham mưu, những người ban hành chính sách sai thì chưa ai bị xử lý? Liên quan đến những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được hưởng lợi từ lỗ hổng của chính sách pháp luật, cần phải xử lý hình sự đối với những người ban hành chính sách. Nếu chỉ xử phạt hành chính, thu hồi theo hướng dân sự thì vì lợi nhuận, nhiều đối tượng sẽ chấp nhận xử phạt, xong rồi lại vi phạm tiếp.

Đồng tình với quan điểm của ông Hùng, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, cần phải xử lý người ban hành chính sách sai. Về hình thức xử lý, luật sư Đức đề nghị, nhẹ thì phê bình kiểm điểm, nặng hơn thì cảnh cáo hạ mức lương, nặng hơn nữa thì sa thải, miễn nhiệm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý theo hướng hình sự.

Để xử lý tận gốc vấn đề, theo ông Hùng, Nhà nước hãy chuyển sang điều tiết, chứ không quản lý như hiện nay. Phải tổ chức sàn đấu giá quốc gia về xăng dầu minh bạch từ khâu đấu giá, nhập khẩu đến bán hàng. Đối với Nghị định 83 - đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp pha chế thao túng thị trường, khiến cuộc chiến giữa các doanh nghiệp không cân sức, tạo ra thế độc quyền.

Do đó, cần thiết phải sửa ngay Nghị định 83. Một vấn đề cũng cần phải thực hiện ngay đó là chuyển Quỹ bình ổn xăng dầu về kho bạc nhà nước nắm giữ và quản lý. Thực tế, quỹ bình ổn là tiền của dân, do đó không thể để doanh nghiệp giữ tiền của dân và dùng vào việc kinh doanh của mình mà không phải trả phí.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Campuchia rút khỏi Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Campuchia rút khỏi Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam

Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen tuyên bố, Campuchia sẽ rút khỏi khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV-DTA). Tuyên bố có hiệu lực từ ngày 20/9/2024.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và PwC Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và PwC Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác

Vừa qua, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) đã tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận các kiến thức chuyên môn từ mạng lưới chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Đây là năm thứ ba PwC đồng hành với VYEA với vai trò Đối tác tri thức.

Bão số 4 vừa tan, lại xuất hiện thêm áp thấp nhiệt đới
Bão số 4 vừa tan, lại xuất hiện thêm áp thấp nhiệt đới

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) dự báo, vào hồi 4h ngày 21/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới Igme ở vào khoảng 25,2 độ vĩ bắc, 123,5 độ kinh đông, nằm bên ngoài khu vực dự báo của Philippines (PAR), cách Itbayat, Batanes 520km về phía đông bắc.

Hà Nội: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Hà Nội: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc
Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc

Đó là khẳng định của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Liên Hợp quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79.

Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ
Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.