Linh Dương Mart Thái Bình bị phản ánh bán hàng hóa nước ngoài không nhãn phụ
Tạp chí Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của bạn đọc về việc siêu thị Linh Dương Mart có địa chỉ tại 109 Bùi Sỹ Tiêm, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình bày bán nhiều sản phẩm hóa mỹ phẩm, gia dụng, thực phẩm,...không có nhãn phụ, không xuất hóa đơn VAT đối với đơn hàng từ 200 nghìn đồng trở lên theo quy định.
Vừa qua, ngày 04/09/2022 tại số 109 Bùi Sĩ Tiêm, phường Tiền Phong, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình, siêu thị Linh Dương Mart (Linh Dương) đã tưng bừng khai trương và đón khách đến thăm quan, mua sắm. Siêu thị Linh Dương Mart được người tiêu dùng kỳ vọng sẽ là nơi kết nối sản phẩm OCOP đưa những sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, góp phần mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, Linh Dương lại bị phản ánh trà trộn hàng không có nhãn phụ đối với sản phẩm có 100% chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cùng với sản phẩm OCOP và không xuất hóa đơn GTGT, hóa đơn điện tử cho khách hàng có đơn hàng từ 200 nghìn trở lên.
Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ
Mục sở thị tại Linh Dương có bán sản phẩm OCOP, các sản phẩm có 100% chữ nước ngoài và các sản phẩm khác. Trong số đó, nhiều sản phẩm không có nhãn phụ mà theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP phải có nhãn phụ. Một số sản phẩm được giảm giá dưới 50% như sản phẩm Son keep in touch có giá 50 nghìn giảm giá còn 20 nghìn đồng (như vậy là giảm 60% so với giá niêm yết). Theo điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định như sau: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Tại điều 10 Nghị định 43/2-17/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cần thể hiện rõ nội dung được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 1 nêu trên xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.
Tại điều 10 Nghị định 43/2-17/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cần thể hiện rõ nội dung được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 1 nêu trên xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.
Tại điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định:
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”;
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa trung thực, rõ ràng, chính xác, đúng bản chất hàng hóa.
Tại điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49, khoản 59 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về mức xứ phạt đối với nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
Theo đó, mức xử phạt lên đến 30.000.000 đồng, đồng thời có thể bị yêu cầu áp dụng biên pháp khắc phục hoặc "phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g điều trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.”.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
Linh Dương từ chối cung cấp thông tin cho phóng viên
Nhằm xác minh thông tin và đảm bảo tính khách quan, hai chiều PV Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với ông Lê Thế Dương chủ Linh Dương.
Tại buổi làm việc với ông Lê Thế Dương chủ siêu thị Linh Dương phóng viên đề nghị ông cung cấp đăng ký kinh doanh và một số giấy tờ có liên quan nhưng ông Dương từ chối cung cấp. Về việc người tiêu dùng phản ánh Linh Dương bán hàng không có nhãn phụ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ông Dương khẳng định: Tất cả hàng hóa có đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa và không cung cấp bất cứ giấy tờ chứng minh mà chỉ khẳng định bằng miệng. Giải thích về việc không có nhãn phụ đối với sản phẩm 100% chữ nước ngoài ông Dương cho rằng do nhà cung cấp và ông sẽ có ý kiến với họ.
không xuất hóa đơn GTGT/ Hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: "Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.
Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC, mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau: Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.”, theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC.
Trao đổi với PV liên quan đến việc không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng, người tiêu dùng, ông Dương cho biết chưa có yêu cầu xuất hóa đơn nào của khách hàng nên chưa xuất hóa đơn.
Mai Lương
(Còn nữa)
Tin mới
iOS 18 đã chính thức được phát hành đến với người dùng iPhone
Apple đã chính thức phát hành iOS 18, bản cập nhật được mong đợi nhất trong lịch sử hệ điều hành di động của hãng. Với hàng loạt tính năng mới và cải tiến sâu rộng, iOS 18 hứa hẹn mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng iPhone.
Bình Phước tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường
Thực hiện Công văn số 461/QLTTBP-NVTH, ngày 16/8/2024 của Cục QLTT tỉnh Bình Phước về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp tết trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hóa đến hết năm 2024.
Điểm tin thế giới sáng 18/9/2024
Những tin thế giới nổi bật tại Châu Á, Phi, Mỹ, Âu và Đại Dương gồm: Israel chặn âm mưu ám sát cựu quan chức quốc phòng, IMF nối lại tiếp xúc trực tiếp với Nga; Hạ viện Pháp thông qua dự thảo nghị quyết về bắt đầu thủ tục luận tội đối với Tổng thống Emmanuel Macron...
Đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Theo Bộ Ngoại giao, đến nay đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị, nước sạch, vệ sinh…để Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Tập trung tổng lực hoàn thành trong tháng 3/2025
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình.
Đà Nẵng: Thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trung tâm trong công tác chăm sóc, nuôi dạy hơn 90 em là nạn nhân chất độc da cam.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9