Liều thuốc nào cho vấn nạn “chảy máu chất xám”?
Tình trạng “
Tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu khắp các nước đang phát triển trên thế giới. Câu hỏi khiến nhiều người trăn trở là: Làm thế nào để hạn chế tới mức tối đa tình trạng này?
Thực trạng đáng buồn
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo hiệp định giữa hai chính phủ, theo học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng của chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (Đề án 322) và du học tự túc. Với Đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỷ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sỹ, thì chỉ có 1.074 tiến sỹ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, năm học 2010 - 2011 có 98.536 người; năm học 2011 - 2012 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Như vậy, nếu tính một suất du học tốn tối thiểu 10.000 đến 15.000 USD, thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài 1 đến 1,5 tỷ USD. Dù vậy, nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ kiểm soát được con số du học sinh đi theo Đề án 322, với 120 du học sinh đã tốt nghiệp trở về nước. Số còn lại, do cá nhân học sinh, sinh viên tự liên hệ, không thông qua Bộ nên khó nắm được con số đi cũng như số trở về và đến nay cũng chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài trở về.
Ông Phạm Sỹ Tiến, Trưởng ban Điều hành Đề án 322 cho biết: "Điều đáng buồn nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp. Dù đề án có tốt nhưng "đầu ra" không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Một số du học sinh sau khi về nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho các doanh nghiệp. Nhiều người ở lại nước ngoài".
Không chỉ vậy, với thạc sỹ, tiến sỹ... được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn, việc đãi ngộ thông qua lương bổng cũng vô cùng bất cập. Với trình độ cao học, một người cần bỏ ra 20 - 30 triệu cho 2 năm học, còn nếu muốn học tiếp lên tiến sỹ thì số tiền này sẽ còn nhiều hơn bởi một loạt phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như phí bảo vệ luận án, phí quà cáp...
Cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý
Trao đổi với phóng viên, GS. TSKH Đào Trọng Thi cho biết tình trạng “chảy máu chất xám” (sinh viên, nghiên cứu sinh nước ta ra nước ngoài học, sau đó không trở về) như hiện nay là do việc thu hút nhân tài của chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém. Để hạn chế tình trạng này, GS. TSKH Đào Trọng Thi cho rằng cần phải làm đồng bộ cả hai khía cạnh. Thứ nhất là giáo dục tinh thần tự nguyện, tham gia xây dựng đất nước với những ứng viên, du học sinh, nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài. Khía cạnh này chưa thật hữu hiệu. Cái quan trọng nhất chính là cần có chính sách ưu đãi, động viên, khích lệ những người học tập ở nước ngoài trở về. Để thông qua đó, những người đang học tập và những người đã học tập xong mà không trở về sẽ trở về. “Những chính sách đãi ngộ về vật chất, tôn vinh họ trở về chỉ là một phần, quan trọng chính là tạo cho họ môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội phát triển những điều họ được học tập ở nước ngoài. Có như thế, tình trạng “chảy máu chất xám” mới được hạn chế tối đa. Đây chính là thực hiện chính sách mang tính chất trọng dụng nhân tài", ông Thi nói.
Chia sẻ về tình trạng "chảy máu chất xám" và chính sách đãi ngộ nhân tài ở nước ta hiện nay, Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: "Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức... Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước".
Sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ. Ở Việt Nam, rõ ràng, chuyện lương bổng và trên hết là quá nhiều bất cập trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài khiến du học sinh khi trở về không có cơ hội phát triển nghề nghiệp lẫn thăng tiến. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục "vô tư" không nghĩ đến một giải pháp thu dụng những tri thức trẻ có năng lực, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp trong nước và du học sinh, thì một ngày không xa con số "chảy máu chất xám" của đất nước sẽ còn tăng cao.
Ông Phạm Sỹ Tiến: “Nếu trừ 10 triệu đồng/năm được Nhà nước hỗ trợ, hầu hết nghiên cứu sinh đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sinh khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu. Thế nhưng, đến thời điểm này, theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước thì không có thang lương cho học vị thạc sỹ hay tiến sỹ”. |
Tuấn Ngọc
Tin mới
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Cảnh báo nguy cơ lũ trên sông La Ngà và sông Đồng Nai
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai, đến 13 giờ chiều 15/9, mực nước vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông La Ngà đang ở mức khá cao...
Gia Lai tăng cường quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành văn bản số 2114/UBND-KTTH triển khai Công điện số 77/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới