Theo đó, 7 di sản mới vừa được công nhận thuộc 3 loại hình gồm: lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng… thuộc nhiều tỉnh thành trải dài từ Bắc tới Nam.
Cụ thể, 07 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vừa được công nhận bao gồm:
1/ Lễ hội Nàng Hai của người Tày (xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa, Cao Bằng).
2/ Lễ hội đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam).
Lễ hội đền Lảnh Giang
3/ Lễ hội đền Chiêu Trưng (xã Thạch Bàn, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà; xã Mai Phụ, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).
4/ Lễ hội Katê của người Chăm (Ninh Thuận).
Lễ hội Katê
5/ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).
6/ Lễ hội Trò Chiềng (xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa).
7/ Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) của người Thái (xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, Thanh Hóa).
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 221 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Trong đó có nhiều di sản đặc sắc mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt đã được tổ chức UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới như: Đờn ca tài tử Nam Bộ, Nhã nhạc Cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương…vv…
Quang Nam