Đại diện các đơn vị ký biên bản thỏa thuận với Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn trong việc tư vấn, hỗ trợ giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm; đồng hành cùng các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đại diện các đơn vị ký biên bản thỏa thuận với Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn 

Lạng Sơn hiện có 15 nghề truyền thống, 10 làng nghề nhưng chưa được công nhận. Các nghề truyền thống chủ yếu gồm: Chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, thêu ren. Trong đó, một số nghề đã được các cấp, ngành quan tâm, bảo tồn lâu dài hướng đến phát triển đủ điều kiện công nhận là làng nghề như: nghề sản xuất cao khô xã Vạn Linh (Chi Lăng), Yên Phúc (Văn Quan); nghề làm lồng chim xã Chiến Thắng và Vân An (Chi Lăng); nghề nấu rượu theo phương pháp thủ công xã Công Sơn và Mẫu Sơn (Cao Lộc).

Các chuyên gia phát biểu tại hội thảo
Các chuyên gia phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo luận về giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ cho các sản phẩm nghề, làng nghề gắn với du lịch, dịch vụ; vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển nghề, làng nghề; vai trò của việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nghề, làng nghề trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Nhân dịp này, đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Trung tâm Sáng tạo và ươm tạo FIIS đã ký biên bản thỏa thuận với Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn trong việc tư vấn, hỗ trợ giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm; đồng hành cùng các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Triệu Thành