Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: 190 năm xây dựng và phát triển

Trải qua suốt chặng đường lịch sử 190 năm thành lập và phát triển (4/11/1831 - 4/11/2021), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã tạo dựng lên những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội; đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên… Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu đã có cuộc chia sẻ cùng phóng viên.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Hồ Tiến Thiệu
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Hồ Tiến Thiệu

Xin Chủ tịch cho biết một số “điểm nhấn” về những thành tựu phát triển mà Lạng Sơn đã đạt được, trong suốt chặng đường lịch sử?

Trải qua 190 năm xây dựng và phát triển, với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đã nuôi dưỡng sức mạnh, tạo nên khí phách bất khuất của các thế hệ những con người sống trên vùng đất phên dậu, cửa ngõ phía đông bắc của Tổ quốc.

Nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa kinh tế từ sản xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu, sang sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 34.968 tỷ đồng (gấp 5,59 lần so năm 2004); GRDP bình quân đầu người đạt 44,34 triệu đồng (gấp 5,1 lần so năm 2004, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ). Thu ngân sách hằng năm của tỉnh giai đoạn 2004 -2020 tăng bình quân 16,17%/năm.

Kinh tế cửa khẩu từng bước khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn, mở ra cơ hội lớn để tỉnh phát huy lợi thế về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội được tăng cường, năng lực sản xuất được tăng lên.

Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) được cả hệ thống chính trị và Nhân dân quyết tâm thực hiện. Giờ đây, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống dân cư nông thôn được nâng lên đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh đã có 65/181 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; TP. Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; quy mô, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được mở rộng và nâng cao. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng và cải thiện. Các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 7,88% (giai đoạn 2016 – 2020, bình quân giảm 3,61%/năm).

Chính trị, xã hội ổn định, chủ quyền biên giới Quốc gia được giữ vững, quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, công tác vận động quần chúng có nhiều tiến bộ. Hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, có hiệu quả, năng lực hội nhập quốc tế được nâng lên...

Lạng Sơn rực rỡ cờ hoa chào mừng 190 năm Ngày thành lập tỉnh
Lạng Sơn 190 năm xây dựng và phát triển

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm. Lạng Sơn đã triển khai thực hiện kế hoạch này như thế nào, để đạt mục tiêu đề ra?

Để triển khai thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Trong đó, xác định 7 chương trình công tác trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Chương trình 1: Tiếp tục tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Chương trình 2: Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chương trình 3: Tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Chương trình 4: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Chương trình 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo.

Chương trình 6: Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại.

Chương trình 7: Tăng cường công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Để triển khai thực hiện tốt 7 chương trình công tác trọng tâm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả 3 khâu đột phá: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo đột phá nâng cao năng suất lao động; Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy căn cứ 7 chương trình công tác trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án...; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan chủ trì thực hiện từng chương trình công tác trọng tâm phải xây dựng các kế hoạch, đề án toàn khóa và hằng năm. Trong đó, xác định các mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị, xác định nguồn lực để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra.

Đến nay, các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án... để cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã được xây dựng xong và đang được các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai thực hiện.

Lạng Sơn rực rỡ cờ hoa chào mừng 190 năm Ngày thành lập tỉnh
Lạng Sơn rực rỡ cờ hoa chào mừng 190 năm Ngày thành lập tỉnh

Những năm qua, Lạng Sơn đã tạo dựng được môi trường đầu tư khá hấp dẫn. Vậy đâu là thế mạnh của địa phương trong công tác này để thu hút các nhà đầu tư?

Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế cửa khẩu với nhiều cửa khẩu quan trọng, thuận lợi cho thông thương giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN; đất đai rộng lớn và có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi quy mô lớn; giữ gìn được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng, có nhiều danh lam thắng cảnh đặc sắc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

Lạng Sơn có hệ thống giao thông thuận lợi, tuyến cao tốc nối với Thủ đô Hà Nội; có nguồn nhân lực trẻ với số lượng lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở một số khu vực có điều kiện, nhất là tại huyện Hữu Lũng.

Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra nghị quyết - tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Lạng Sơn. Trong đó, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, xuyên suốt, lâu dài của tỉnh; cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và Nhân dân về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch.

Mặt khác, tỉnh rà soát, bổ sung, điều chỉnh nâng cao chất lượng và công khai quy hoạch, bảo đảm khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Lạng Sơn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi về đất đai phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ logistics, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp.

Địa phương quyết liệt đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, cũng như giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hệ sinh thái thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lạng Sơn: 190 năm xây dựng và phát triển
Thông qua các hoạt động kỷ niệm nhằm khẳng định và tôn vinh những thành tựu đã đạt được của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số toàn diện đến năm 2025, định hướng đến 2030. Xin Chủ tịch cho biết, đến nay, công tác này đã được triển khai thực hiện đến đâu?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến 2030 với tầm nhìn dài hạn là tỉnh Lạng Sơn có bước đi nhanh, sớm thực hiện chuyển đổi số tổng thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chuyển đổi nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị về chuyển đổi số; nắm bắt kịp thời và tận dụng có hiệu quả cơ hội do chuyển đổi số mang lại, lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số.  

Lạng Sơn đặt mục tiêu đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số là nền kinh tế, dựa trên công nghệ số và nền tảng số, đặc biệt là các giao dịch điện tử trên Internet; xây dựng xã hội số là xã hội hiện đại áp dụng và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, có mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, là 2 mặt không tách rời của quá trình chuyển đổi số, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, thực sự trở thành nền tảng quan trọng, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Lạng Sơn trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; năng suất lao động hằng năm tăng khoảng 7 - 8%; đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh, năm 2030 chiếm 30% GRDP.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, các cấp, ngành của tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số; rà soát, sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số; đẩy mạnh hợp tác, huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Đồng thời, tỉnh đang triển khai một số công việc cụ thể về xây dựng đô thị thông minh tại TP. Lạng Sơn và Sở Giáo dục và Đào tạo; xây dựng trung tâm chỉ đạo điều hành tại UBND tỉnh với các ứng dụng dịch vụ thông minh, tạo kênh tương tác giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp; phát triển cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, tạo ra một nền tảng số duy nhất ứng dụng cho các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh nhằm tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu cho người dân, doanh nghiệp. Lạng Sơn bước đầu, phát triển nền tảng thương mại số thông qua chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng đối với hàng nông sản, sản phẩm OCOP (“Mỗi xã, phường một sản phẩm”) của tỉnh...

Tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh với quy mô phù hợp, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong phòng chống dịch Covid-19
Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh với quy mô phù hợp, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong phòng chống dịch Covid-19

Chủ tịch có thể chia sẻ đôi điều về kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh?

Ngay từ đầu năm 2021, Ban Chỉ đạo các ngày kỷ niệm, các sự kiện quan trọng tỉnh Lạng Sơn (giai đoạn 2021 – 2025) đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn (4/11/1831 - 4/11/2021). Trong đó, có các hoạt động chính dưới đây.

Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết, tạo sự thống nhất cao trong Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận trong xã hội; tạo không khí vui tươi phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân phát huy truyền thống quê hương Lạng Sơn, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập.

Tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn gắn với Lễ vinh danh danh hiệu “Công dân Lạng Sơn ưu tú” lần thứ Nhất; tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn”; Cuộc thi Sáng tác ca khúc về Lạng Sơn.

Tổ chức triển lãm một số thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn, chào mừng kỷ niệm tại Bảo tàng tỉnh và khuôn viên của Trung tâm Hội nghị tỉnh trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh.

Thực hiện chỉnh trang đô thị, lắp đặt một số cụm biểu tượng nghệ thuật trang trí tại các khu vực cửa khẩu và trung tâm TP. Lạng Sơn; thực hiện gắn biển một số công trình chào mừng kỷ niệm.

Tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh với quy mô phù hợp, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong phòng chống dịch Covid-19…

Thông qua các hoạt động kỷ niệm nhằm khẳng định và tôn vinh những thành tựu đã đạt được của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước.

Cùng với đó, tạo động lực, khí thế thúc đẩy toàn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Lạng Sơn ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bắt một cán bộ ban quản lý dự án huyện ở Quảng Bình liên quan tới vi phạm quy định về quản lý, đấu thầu
Bắt một cán bộ ban quản lý dự án huyện ở Quảng Bình liên quan tới vi phạm quy định về quản lý, đấu thầu

Thông tin trên được Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Minh Hóa xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Quảng Bình vừa bắt giữ ông Cao Chí Thành (SN 1991) trú tại thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Giá vàng hôm nay 17/9: Vàng quốc tế tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay 17/9: Vàng quốc tế tăng nhẹ

Giá vàng thế giới hôm nay 17/9 tăng trong phiên giao dịch đầu tuần tại Hoa Kỳ do đồng đô la yếu hơn.

Đồng Tháp hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiên tai
Đồng Tháp hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiên tai

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

Tỷ giá USD hôm nay 17/9: Tiếp tục giảm, xuống mốc 100,71
Tỷ giá USD hôm nay 17/9: Tiếp tục giảm, xuống mốc 100,71

Rạng sáng 17/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 35 đồng, hiện ở mức 24.137 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,41%, xuống mốc 100,71.

Giá heo hơi hôm nay 17/9: Tăng rải rác 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 17/9: Tăng rải rác 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay đã quay trở lại đà tăng tại khu vực miền Bắc và miền Nam với mức tăng 1.000 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư chỉ quan sát, hạn chế việc mua thêm cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư chỉ quan sát, hạn chế việc mua thêm cổ phiếu

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán CSI khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế việc mua thêm và ưu tiên vị thế quan sát sau khi việc mở mua tại vùng 1.250 điểm chưa đem lại lợi nhuận như kỳ vọng.