Làm gì để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0?
Sáng nay (27/11/2018), tại Tp.HCM Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ TPHCM đã phối hợp với Tổng Cục Quản lý thị trường và Công ty Vina CHG tổ chức hội thảo với chủ đề “Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0”. Sự kiện nhân kỷ niệm 11 năm ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam(29/11).
Hội thảo lần này đặc biệt có sự góp mặt và chỉ đạo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, cùng đại diện các cơ quan Quản lý Nhà nước trung ương và địa phương, các hiệp hội, các doanh nghiệp và nhiều cơ quan thông tấn, báo đài quan tâm đến công tác chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Hiện trạng hàng giả, hàng nhái và nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt trước sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài mặt tích cực không nhỏ cho nền kinh tế thì khoa học công nghệ phát triển mạnh cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là việc bảo vệ thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Tại buổi hội thảo các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận nhiều ý kiến xoay quanh câu chuyện nhận diện hàng giả, làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của hàng giả, và công cuộc bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Nhiều doanh nghiệp, đại biểu tham dự cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm và đặt câu hỏi cho các chuyên gia.
Đưa ra ý kiến tại hội thảo, ông Trương Văn Ba – Phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: “Công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, rất phức tạp. Các đối tượng ngày càng tinh vi, thậm chí còn manh động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh buôn bán hàng giả. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định đây là một nhiệm vụ khó khăn và cần sự quyết tâm cao của tất cả các cơ quan liên quan.
Từ nay cho đến tết nguyên đán thì Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đã xây dựng những kế hoạch cụ thể để tăng cường phòng chống hàng giả. Tuy nhiên, để ngăn chặn được tình trạng hàng giả cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chức và sự đồng hành của các đơn vị truyền thông, doanh nghiệp và đặc biệt là chính những người tiêu dùng.
Chúng ta hãy nói không với hàng giả, những người doanh ngiệp chúng ta cũng hãy tự biết bảo vệ mình và hãy làm tốt sản phẩm của mình để có sự cạnh tranh cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá cả tốt hơn. Với báo chí cần tăng cường tuyên truyền, đưa tin đến người dân một cách kịp thời. Ngoài việc phản ánh những mặt tiêu cực chúng ta cũng nên nêu gương người tốt việc tốt, những doanh nghiêp chân chính”.
Để tăng cường nâng cao hiệu quả trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ông Thân Đức Công- đại diện Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) đưa ra 6 giải pháp cụ thể như:
Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phải nắm rõ thông tin, nắm rõ địa bàn để xác định được phương án và xây dựng những kế hoạch kiểm tra chuyên đề. Làm sao phát hiện sớm nhất và ngăn chặn kịp thời những hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả.
Phải phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông như: Báo chí, hiệp hội và cả những doanh nghiệp, người dân để tuyên truyền. Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự phối hợp để phát hiện, kiểm tra kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đối với việc sản xuất và buôn bán hàng giả.
Kiến nghị các cấp có thẩm quyền kiện toàn, có những chế tài, văn bản vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này mạnh hơn nữa đủ sức răn đe các đối tượng tội phạm này.
Tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng QLTT trong cả nước nói chung. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ 4.0 các đối tượng rất tinh vi nên lực lượng QLTT cũng cần được nâng cao nghiệp vụ.
Nắm vững địa bàn, đi sâu đi sát xuống địa bàn, lắng nghe ý kiến của người dân. Lực lượng QLTT phải xây dựng đường dây nóng để lắng nghe ý kiến từ người dân, người tiêu dùng, từ doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và ngăn chặn.
Sự đồng hành của các doanh nghiệp, nếu công cuộc chống hành giả này nếu không có doanh nghiệp đi cùng thì rất khó khăn. Nói đến xâm phạm bản quyền thì người bị hại chính là doanh nghiệp, những người chủ thương hiệu, chủ nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ. Trong thực tế, nhiều doang nghiệp chưa thực sự đồng hành, chưa bảo vệ thương hiệu của mình. Chính vì thế, đây cũng là cơ hội để hàng giả xâm nhập vào thị trường.
Bên lề hội thảo còn có hoạt động trưng bày các sản phấm chính hãng của nhiều doanh nghiệp đã và đang có nhiều nỗ lực trong công tác chống hàng giả, tích cực đồng hành, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu doanh nghiệp cũng như quyền lợi của . Các sản phẩm có dấu hiệu bị làm giả cũng được đưa ra so sánh với hàng chính hãng để khuyến cáo đến cộng đồng, , gíup tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn sao chép, làm giả tinh vi của các đối tượng vi phạm.
Hải Nam - Sao Hôm
Tin mới
Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Đến ngày 31/8, thu ngân sách đạt trên 69% chỉ tiêu được giao
Đến ngày 31/8, thu ngân sách nhà nước thông qua Chi cục Hải quan Thái Nguyên đạt trên 1.726 tỷ đồng, bằng 69,04% chỉ tiêu được giao (2.500 tỷ đồng) và bằng 97% cùng kỳ năm trước. Tổng số tờ khai tại Chi cục đạt 73.561 tờ khai, tăng 8% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20,4 tỷ USD, tăng khoảng 10% so cùng kỳ.
MTTQ các cấp tại Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Theo số liệu tổng hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, tính đến 7h30’ ngày 16/9, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ của 196 tổ chức, 302 cá nhân.
Biển Đông sắp đón thêm một cơn bão giật cấp 9
Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) dự kiến ngày mai 17/9 di chuyển vào biển Đông, sẽ sớm mạnh lên thành cơn bão số 4
Tiền Giang: Châu Thành hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp; phấn đấu năm 2024, huyện sẽ có thêm 2 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Khảo sát vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Sáng 16/9, ông Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn; đồng thời nghe báo cáo việc lựa chọn vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG.
Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD
Nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm ngoái.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới