Lạ lùng việc “bốc hơi” hàng chục nghìn m3 đất thải dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Mặc dù UBND huyện Lạng Giang đã đồng ý cho phép tập kết đất thải khi thi công Dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, nhưng hàng chục nghìn m3 đất thải này đang “biến mất” một cách bí ẩn?
“Bốc hơi” hàng nghìn m3 đất thải?
Quá trình thi công Dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đã dôi ra một lượng đất thải hữu cơ rất lớn do đơn vị thi công tách lớp đất mầu. Do đó, chủ đầu tư dự án đã có văn bản gửi UBND huyện Lạng Giang để đề xuất bãi tập kết đất mầu, đất không phù hợp làm nền dự án.
Dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang thi công
UBND huyện Lạng Giang sau đó đã chấp thuận đề xuất của chủ đầu tư, cho phép Công ty TNHH Chiến Đại Thắng tạm thời tiếp nhận đất thải hữu cơ từ dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. UBND huyện Lạng Giang cũng chấp thuận đề xuất được tiếp nhận số đất thải của Công ty TNHH Chiến Đại Thắng tại điểm khu vực đồi Đập Đá tại thôn Tân Văn 3, xã Tân Dĩnh với diện tích bãi đổ khoảng 25.398 m2. Việc chấp thuận của UBND huyện Lạng Giang được thể hiện tại Công văn số 1576/UBND-TNMT.
UBND huyện Lạng Giang yêu cầu Công ty TNHH Chiến Đại Thắng chịu sự giám sát của Phòng TN&MT và UBND xã Tân Dĩnh trong suốt quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản và môi trường, sử dụng đất đúng mục đích.
Công ty phải đảm bảo các vấn đề về môi trường, không để phát sinh ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, sử dụng phương tiện vận chuyển đất đúng tuyến đường...
Cùng với đó, UBND huyện giao trưởng phòng TN&MT, UBND xã Tân Dĩnh kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tiếp nhận đất thải hữu cơ của Công ty TNHH Chiến Đại Thắng.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV vào ngày 5/3/2018, tại khu vực nơi được chấp thuận là điểm tập kết đất thải của dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (đồi Đập Đá tại thôn Tân Văn 3, xã Tân Dĩnh), không thấy dấu tích của việc tập kết chất thải nào ở đây. Khu vực này, cây cối vẫn um tùm. Một người dân tại đây cho biết, không hề thấy có xe nào vào đổ đất thải tại đây.
Không thấy dấu hiệu của việc tập kết đất thải tại khu vực đã được UBND huyện Lạng Giang cho phép
Theo trả lời tại văn bản số 99/2018/CV-BOTBGLS ngày 13/3/2018 của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, quá trình thi công trong giai đoạn đầu mở tuyến, nền đường chưa được hình thành và nối thông các đoạn. Một số gói thầu vận chuyển vật liệu đất đào bóc hữu cơ, đất đào nền không thích hợp đến bãi tập kết rất khó khăn, phải đi theo các đường dân sinh nhỏ, hẹp gây mất an toàn giao thông.
Để có mặt bằng thi công kịp tiến độ yêu cầu, các nhà thầu phải dung biện pháp tạm thời san ủi, tập kết đất đào bóc không thích hợp ở gần phạm vi nền đường. Chờ sau khi tuyến đường cơ bản được hình thành, xe ô tô có thể di chuyển dọc theo tuyến nhà thầu sẽ vận chuyển đất không thích hợp này về bãi chứa theo đúng yêu cầu.
Do vậy, sẽ có một số bãi tập kết đến nay mới có nhà thầu vận chuyển về bãi, chứ không phải đất đổ thải được sử dụng để đắp đường.
Văn bản trả lời của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn
Theo đơn vị, để đẩy nhanh tiến độ, thi công đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế, các gói thầu phải tận dụng tối đa đất đào nền đường có chỉ tiêu cơ lý đạt yêu cầu kỹ thuật để dùng đắp nền đường.
Khi nghiệp thu hoàn thành hàng mục thi công đào nền đường, Tư vấn giám sát có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu công tác đổ thải về bãi tập kết của gói thầu.
Tuy nhiên, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn không hề có thêm thêm bất kỳ văn bản kèm theo để chứng minh cho những chứng lý nêu trong văn bản. Đặc biệt, những câu hỏi liên quan đến khối lượng đất thải không đảm bảo chất lượng nằm ở đâu, khối lượng bao nhiêu, hiện chưa có lời giải đáp.
Người dân xã Tân Dĩnh đặt câu hỏi: có hay không việc số lượng lớn đất thải này đã được sử dụng để đắp chính nền dự án?
Bắt quả tang xe chở đất từ Lạng Sơn về Bắc Giang
Khi sự việc hàng nghìn m3 đất phục vụ quá trình thi công dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn "mất tích" một cách bí ẩn chưa được làm sáng tỏ, PV còn nhận được tài liệu liên quan đến vụ việc chở đất từ Lạng Sơn về đổ ở Cao tốc nói trên.
Theo như văn bản số 01/UBND-KTN do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành, các trường hợp vận chuyển đất san lấp ra khỏi địa phận tỉnh Lạng Sơn hoặc vận chuyển trong địa bàn tỉnh nhưng không phục vụ dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn kể cả đối với các doanh nghiệp được phép khai thác phục vụ dự án sẽ bị xử lý nghiêm.
Tuy nhiên chỉ 2 tuần sau khi UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành văn bản, ngày 16/01/2018, Công ty TNHH Hòa Hiệp (Công ty Hòa Hiệp) cho khai thác 2 xe đất khoảng 50m3 vận chuyển đi xuống địa bàn tỉnh Bắc Giang để san lấp, hành vi này đã làm trái nội dung của Văn bản 01/UBND-KTN, đồng thời vi phạm điểm a, Khoản 3, Điều 41, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ.
Được biết, đại diện Công ty TNHH Hòa Hiệp là ông Phạm Doãn Lĩnh - Phó Giám đốc kiêm Trưởng ban điều hành dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Theo lời khai của lái xe vi phạm là anh Đồng Văn Bình, lái xe thuê có Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hưng Thịnh (đơn vị được công ty Hòa Hiệp thuê vận chuyển đất: “Ngày 16/1/2018, tôi lái xe vận chuyển đất cho Công ty Hưng Thịnh đến san lấp đường cao tốc tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
Tại buổi làm việc với Công an huyện Hữu Lũng, ông Phạm Doãn Lĩnh phân bua, do tiến độ công trình cần phải hoàn thành mặt bằng nên doanh nghiệp vẫn cho vận chuyển 2 xe đất về Bắc Giang.
Với hành vi sai trái này, Công ty TNHH Hòa Hiệp bị cơ quan chức năng xử phạt số tiền 120 triệu đồng.
Được biết, Công ty Hòa Hiệp được UBND tỉnh Lạng Sơn đồng ý chấp thuận cho phép khai thác đất phục vụ dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn theo Văn bản số 1179/UBND-KTN ngày 06/11/2017 với nội dung đồng ý cho khai thác đất trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng để cung cấp cho dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn tại 03 vị trí thuộc xã Minh Sơn.
Công ty Hòa Hiệp sau đó ký hợp đồng với Công ty Hưng Thịnh, nội dung có nêu rõ, Công ty Hưng Thịnh vận chuyển đất từ 3 mỏ thuộc Minh Sơn – Hữu Lũng – Lạng Sơn đến Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Km 104 đến 107 thuộc xã Tân Dĩnh – Lạng Giang – Bắc Giang.
Qua sự việc trên, cơ quan chức năng và chủ đầu tư là Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cần làm rõ: tại sao Công ty TNHH Hòa Hiệp lại mang đất từ Lạng Sơn để san lấp đường cao tốc tại xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang). Hơn nữa, khu vực xã Tân Dĩnh là khu vực đang triển khai xây dựng dự án đường Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn?
Cần phải xác định 50m3 đất kia được đổ vào khu vực nào của đường cao tốc, và việc dùng khối lượng đất đá như vậy có được cơ quan, đơn vị nào cho phép? Chất lượng của số đất đá này có được đảm bảo, đúng quy định? Và ai là người đồng ý cho Công ty TNHH Hòa Hiệp đổ đất vào khu vực dự án san lấp đường cao tốc tại xã Tân Dĩnh?...
Dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức hợp đồng BOT. Điểm đầu dự án Km 45+100 (giao QL 1, Sao mai, Chi Lăng, Lạng Sơn), điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án QL 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 63,86 km. Dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn làm chủ đầu tư gồm liên danh nhà đầu tư: Công ty CP đầu tư UDIC - Công ty TNHH MTV đầu tư SCIC - Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP đầu tư 468 - Công ty CP giao thông xây dựng số 1 - Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà thực hiện. Mới đây, tờ Bnews.vn đưa tin - Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 1/3 vừa qua, Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho hay, dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Tp. Lạng Sơn khởi công Quý II/2015, tiến độ hoàn thành tháng 12/2019. Tuy nhiên quá trình triển khai dự án bị dừng gần 2 năm do năng lực nhà đầu tư yếu kém về tài chính. Tháng 6/2017, sau khi Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giải pháp tăng cường năng lực tài chính nhà đầu tư, dự án được triển khai trở lại. |
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.
Anh Đức - Duy Thế
Tin mới
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM