Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024): Già Khầu - vang mãi chiến công năm xưa

Một ngày cuối xuân năm đó, nhằm ngày Rằm, tôi đến thăm già Khầu. Bên ngôi nhà nhỏ thuộc Tổ 10B, phường Sơn Lộc (TX. Sơn Tây - Hà Nội), cách Trường Sỹ quan Pháo binh chừng 100 m, một ông già vóc dáng nhỏ bé, tóc bạc trắng đang khom lưng, mải mê chắt những mẻ cám vào máng cho lợn ăn. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu (Ảnh: //www.qdnd.vn/)

Không biết chữ, không biết nói tiếng Kinh mà làm anh nuôi giỏi

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu bồi hồi nhớ lại:

 “Tôi thực là không nhớ rõ mình đã sinh vào ngày, tháng, năm nào.

Sau này, vào bộ đội, ghi hồ sơ - tôi đã chọn năm thành lập Đảng (1930) làm năm sinh của mình.

Quê tôi mãi tận xã Đức Hồng (Trùng Khánh, Cao Bằng).

Sau này, được rõ, mới độ 2 tháng tuổi, tôi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Năm lên 7 - 8 tuổi, đã phải ở đợ, suốt ngày bêu nắng bêu mưa đi cắt cỏ, chăn trâu, chăn ngựa cho nhà Đội.

Cách mạng tháng Tám thành công, cuộc đời đi ở của tôi được giải phóng.

Năm 1946, tôi tham gia hoạt động ở địa phương, khi làm chiến sỹ liên lạc, khi làm chiến sỹ công an, lúc làm anh nuôi…, nhiệm vụ nào cũng gắng làm cho tốt và luôn hoàn thành xuất sắc.

Tháng 12/1949, tôi xung phong vào bộ đội…”...

Vợ chồng Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu hồi trẻ (Ảnh: //www.qdnd.vn/)

Già Khầu kể:

“Được xung vào Đại đội 755, Tiểu đoàn 275, Trung đoàn 675, Đại đoàn 351, khi được cấp trên giao đảm nhiệm việc nuôi quân, tôi rất lo lắng. Hằng ngày, tôi phải đi chợ, mua thực phẩm phục vụ bữa ăn cho hơn 120 cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị.

Số tiền chi tiêu qua từng ngày, cứ dần nhiều lên, tôi không biết ghi chép sổ sách ra sao, vì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Nỗi lo gặp chuyện nhầm lẫn số lượng, giá cả ngày một lớn, mà đơn vị chưa cử được người thay.

Căng thẳng với suy nghĩ “làm thế nào để hoàn thành công việc mà không xảy ra sai sót?” - khiến tôi nhiều đêm ăn không ngon, ngủ không yên.

Sáng kiến dùng những viên sỏi với các kích cỡ khác nhau để phân biệt các loại tiền (đồng, hào, xu) nảy sinh trong đầu tôi, sau những ngày trăn trở ấy.

Thay cho việc dùng sổ ghi chép, tính toán, tôi nhặt những viên sỏi ở khu vực làng Keng Riềng, xã Vi Hải, huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) và quy định “mệnh giá tiền”:

Một viên sỏi loại to, có giá trị là 1 đồng; 1 viên sỏi loại vừa, có giá trị là 5 hào và cứ thế, các viên sỏi cũng nhỏ dần theo giá trị của loại tiền 2 hào, 1 hào cho đến những viên sỏi nhỏ nhất có giá trị là 5 xu.

Để đựng những viên sỏi, tôi phải tự khâu một cái túi đeo bên người, mang theo khi đi chợ. Nhưng rồi, số lượng viên sỏi mỗi lúc một nhiều và nặng trĩu đôi vai, buộc tôi lại phải tính toán đến phương án khác.

Vợ chồng Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân khi về già (Ảnh: )

Trong lúc đi chợ, quan sát thấy bà con dân tộc có các loại ngô vàng, trắng, tím, tôi bèn xin mỗi loại một ít, bỏ vào túi đeo bên người, thay cho những viên sỏi để ghi nhớ các loại tiền đã chi tiêu.

Theo quy định hằng tháng, đơn vị tổ chức họp công khai tài chính 1 lần. Nhưng, vì không biết chữ nên tôi đã đề nghị thủ trưởng đơn vị cho được công khai tài chính theo ngày, vì nếu để 1 tháng, thì không nhớ nổi.

Đồng thời, tôi cũng xin thêm một người biết chữ hỗ trợ, để hằng ngày giúp ghi chép số liệu lên bảng.

Sau khi đã ghi chép lên bảng, trong vòng 24 giờ, ai thắc mắc về bữa ăn ngày hôm đó, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Với cách làm đó, tôi đã vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian làm quản lý nuôi quân, không những tôi không làm thất thoát của công, mà còn làm lợi cho đơn vị 200 đồng”... 

Anh hùng Phùng Van Khầu: Vang mãi chiến công năm xưa

Cuối năm 1949, ông được học chữ, tham gia huấn luyện và trở thành chiến sỹ pháo binh.

Từ đó đến năm 1954, ông cùng đơn vị đã tham gia nhiều trận đánh lớn. Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Khẩu đội Phùng Văn Khầu làm nhiệm vụ bắn phá đồi E, ông đã chỉ huy khẩu đội bắn 22 phát đạn, đều trúng mục tiêu, góp phần tích cực tiêu diệt sinh lực địch tại đồi này.

Khi nhận nhiệm vụ chuyển sang phòng ngự, Phùng Văn Khầu đã cùng anh em tích cực đào trận địa…

Từ khi làm lính pháo thủ rồi Khẩu đội trưởng, ông chỉ huy bắn “trăm phát trăm trúng” - trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân… giống như trong huyền thoại.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu làm việc tại Trường Sỹ quan Pháo binh (Ảnh: )

- Vậy chuyện trở thành Khẩu đội trưởng cừ khôi của ông là như thế nào? Tôi sốt ruột xen vào câu chuyện còn dang dở của già Khầu.

Ông kể tiếp:

“Khi tôi được trên giao đảm nhiệm chức Khẩu đội trưởng Khẩu đội sơn pháo 75 ly, nó mới rắc rối làm sao.

Vì không biết chữ nên tôi nghĩ cách tháo bỏ bộ phận ngắm có những con số, những dòng chữ loằng ngoằng, rồi ngắm bắn trực tiếp qua nòng pháo, đại loại giống như kiểu lũ trẻ mục đồng thường dùng chạc súng cao su bắn chim…

Chiều 30/3/1954, quân ta công kiên Đồi E1 - trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Trên giao nhiệm vụ cho Khẩu đội: 30 viên đạn, phải tiêu diệt 4 lô cốt địch, để mở đường cho bộ đội ta tiến vào.

Sau khi ta ước tính cự ly tầm bắn 150 mét, tôi - Khẩu đội trưởng Phùng Văn Khầu được lệnh chỉ huy bắn phát đạn đầu tiên, nhưng không trúng đích.

Còn đó một Phùng Văn Khầu - về với đời thường đã nhiều năm, vẫn xông pha trên mặt trận chống tiêu cực, chống lãng phí

Bằng cảm giác trực quan, tôi đề nghị tăng cự ly thêm 10 mét, tuy nhiên lại chưa được trên chấp thuận.

Tình thế mỗi lúc một thêm nguy gấp, nếu chúng ta không hành động kịp thời.

Tính toán, cân nhắc, cuối cùng trên thống nhất, đồng ý cho phép bắn ở cự ly, do tôi đề nghị (tức 160 mét).  

Không bỏ lỡ thời cơ, tôi hạ lệnh bắn vào mục tiêu địch ở phía trước.

Trúng đích rồi!

Anh em reo hò sung sướng.

Thừa thế, Khẩu đội quay nòng sang phải, sang trái nã đạn tiếp.

Trận đánh diễn ra thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tưởng của bộ đội ta: 21 phát hỏa lực đại bác tung lên, làm tê liệt hoàn toàn lỗ châu mai của địch, 4 lô cốt của chúng bị tiêu diệt”…!

Có những lúc, cuộc chiến ác liệt, đồng đội đều thương vong, một mình Khẩu đội trưởng Phùng Văn Khầu điều khiển khẩu sơn pháo, bắn hàng loạt đạn trúng mục tiêu, khiến xe tăng, pháo, đại liên của địch kinh hoàng…

Ba mươi sáu ngày đêm phòng ngự kiên cố trên Đồi A1, Khẩu đội Phùng Văn Khầu đã tiêu diệt 6 khẩu đại bác 105 ly, 26 súng máy, 4 lô cốt và hàng trăm tên dịch.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.

Năm 1957, ông vinh dự được cử đi tham dự Đại hội Thanh niên và Sinh viên Thế giới lần thứ 5 tại …

“Vác tù và hàng tổng” và phương châm… “Mưa dầm thấm lâu”

Bà Hà Thị Cay, vợ ông Khầu tâm sự:

“Về hưu, ông ấy không chỉ “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” với nhiều chức vụ “không lương”, mà còn tham gia đấu tranh với các tệ nạn, tiêu cực”.

Khẩu pháo 75 ly của Khẩu đội Phùng Văn Khầu sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) - được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bí thư Chi bộ Khu phố 8, phường Sơn Lộc (TX. Sơn Tây) - Nguyễn San cho biết:

“Về hưu (1986), nghe bà con phàn nàn về những chuyện tiêu cực phát sinh trong khu, lại không ít lần chứng kiến những việc làm sai trái của một số cán bộ địa phương, thế là  mới “chân ướt chân ráo”, già Khầu đã… sồn sồn lao vào “cuộc chiến” mới: Chống tiêu cực, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm!”.

Nói về sự khốc liệt trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, Anh hùng Phùng Văn Khầu say sưa:

“Khi tôi đưa việc đấu tranh chống tiêu cực ra bàn bạc trước chi bộ, thì hầu hết đảng viên đều lảng tránh, do tâm lý e ngại, sợ sệt…

Suy tính mãi, cuối cùng tôi quyết định áp dụng theo cách “mưa dầm thấm lâu”.

Tại các buổi họp chi bộ - tôi đều đưa ra lý lẽ, phân tích những tác hại của việc lơ là, không tích cực đấu tranh chống tiêu cực.

Dần dần hiểu rõ vấn đề, các đảng viên trong chi bộ, rồi Nhân dân trong khu phố, đã cùng sát cánh và hết lòng ủng hộ”.

Tuy nhiên, thực tế khi đưa vụ việc tiêu cực ra ánh sáng, già Khầu và “các cộng sự” không ít lần phải đối mặt với những lời dụ dỗ ngon ngọt và cả sự đe dọa đến tính mạng, gia đình.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu và gia đình ((Ảnh: //www.qdnd.vn/)

Vất vả, nguy nan, song điều đó không làm ông chùn bước!

Già Khầu đưa lý lẽ:

“Trong cuộc chiến này, kẻ thù nằm ngay trong nội bộ ta, thường rơi vào những người có chức quyền.

Điều nguy hại là ngay trong chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật, vẫn còn có những cán bộ thoái hóa biến chất, bao che, dung túng, tiếp tay cho bọn tham nhũng, ra những văn bản xử lý trái với quy định pháp luật.

Cho nên, đối tượng chống trả người tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, không chỉ là bọn tham nhũng, mà còn có cả những kẻ tiếp tay cho tham nhũng và kẻ không ưa mình nên “tát nước theo mưa”.

Vì thế, chúng tôi luôn xác định, cuộc chiến còn lâu dài, lực cản còn nhiều và thực hiện phương châm “Kiên trì, kiên quyết, không nôn nóng, không thỏa hiệp”.

Cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng - đó là cuộc đấu trí và đấu lực!

Đấu trí bằng luật pháp.

Người đấu tranh phải nắm chắc luật pháp, thì mới đấu lại được”…

Suốt những năm tháng kiên trì đấu tranh với “giặc nội xâm”, ông Phùng Văn Khầu đã trực tiếp hoặc cùng bà con “phá án” hàng chục vụ tiêu cực.

Trong đó, phải kể đến những vụ điển hình - được dư luận trong cả nước biết đến.

Vụ thứ nhất, xảy ra vào thời điểm từ năm 2002 - 2004. Theo đó, một số cán bộ xã bên (thuộc TX. Sơn Tây, Hà Tây cũ) đã lợi dụng chức quyền - cho thuê và xác nhận trái phép quyền sử dụng khoảng 300.000 m2 đất.

Việc làm này, đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng của Nhà nước.

Tiếp đến là vụ “chính quyền sở tại lén lút cho người quen thuê hàng nghìn m2 đất mặt phố với giá rẻ… như bèo”.  

Nắm rõ ngọn nguồn thông tin, ông Khầu và “các cộng sự” đã kiên quyết đấu tranh đến cùng, buộc chính quyền phải đưa ra đấu giá rộng rãi ngoài công chúng - thu về cho ngân sách 16 tỷ đồng...

Tuổi cao, sức yếu, nhưng hầu như già Khầu không phút nào ngơi làm việc, chưa bao giờ bỏ một buổi sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, học tập nghị quyết…

Những viên sỏi của Anh hùng Phùng Văn Khầu được Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lưu giữ (Ảnh tư liệu)

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu đã ra đi đúng vào ngày Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/2021). Ông cũng là một người lính nhất mực trung thành của Đại tướng, của Quân đội ta, Nhân dân ta…

Trong chiến đấu, tham gia chiến dịch nào, trận đánh nào, Anh hùngPhùng Văn Khầu đều tỏ ra dũng cảm, mưu trí. Nhưng còn đó một Phùng Văn Khầu - về với đời thường đã nhiều năm, vẫn xông pha trên mặt trận chống tiêu cực, chống lãng phí, mang lại niềm tin đối với cộng đồng - xã hội.Ông được xem là người hùng chống tiêu cực trong thời bình… 

Hồi còn là PV Báo Lao động Xã hội, tôi được phân công phụ trách mảng người có công. Trong chuyến công tác thị xã Sơn Tây năm đó, tôi đã dành thời giờ đến thăm và thu thập tư liệu – lần lượt viết bài về 3 anh hùng họ phùng. Thời gian cách xa. Có 1 vị Anh hùng họ phùng – quên bẵng trong đầu. Duy nhớ Anh hùng Phùng Hạnh Phúc và Anh hùng Phùng Văn Khầu.

Nhớ về Anh hùng Phùng Hạnh Phúc, gia đình quá ư vất vả, long đong, khốn khó. Ông bà ốm yếu; mấy người con, đều nhiễm chất độc da cam. Lúc chia tay ra về, bà bê nải chuối rõ to, hướng đến trước mặt tôi:

“Ông bà chẳng có gì, có nải chuối với tấm lòng – nhân ngày Rằm, con mang về thắp nhang”…

Tôi thực khó lòng từ chối. Đèo nải chuối sau xe máy cà tàng, vè tới nhà – rõ thành… cháo chuối…

Xuân Phong

Bài liên quan

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024
Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024

Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.