Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỷ niệm 24 năm ngày động thổ xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất

Ngày 08/01/1998, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 514/QĐ-TTg ngày 10/07/2017 phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) đã long trọng tổ chức Lễ động thổ xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tiến sỹ Trương Đình Hiển (bên trái) và cộng sự đang nghiên cứu tại vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi để tìm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Lâm)
Tiến sỹ Trương Đình Hiển (bên trái) và cộng sự đang nghiên cứu tại vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi để tìm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Lâm.

 Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai trò nền tảng với những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của một nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu thô vào hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Là nước có dầu thô xuất khẩu, song tính đến trước khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động, Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn sản phẩm xăng dầu phục vụ nhu cầu nội địa. Việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu cho phép chúng ta chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Ngay từ cuối thập kỷ 70, sau khi có những hợp tác quan trọng với Liên Xô về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam, Chính phủ đã chủ trương hình thành một chiến lược xây dựng ngành công nghiệp lọc - hóa dầu để phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Đầu những năm 1980, theo Hiệp định hợp tác Kinh tế - Khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô, hai bên đã thống nhất địa điểm xây dựng khu Liên hợp lọc - hóa dầu tại thành Tuy Hạ, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên do tình hình chính trị và thể chế của Liên Xô thay đổi nên dự án khu Liên hợp lọc - hóa dầu tại thành Tuy Hạ không tiếp tục triển khai được theo hướng ban đầu.

Sau khi dự án khu Liên hợp lọc - hóa dầu thành Tuy Hạ gặp trở ngại, việc tiếp tục chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hơn. Công tác khảo sát và nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy được tiến hành tại nhiều khu vực dọc bờ biển Việt Nam.

Ngày 19/09/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp thị sát khu vực vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi và chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục khảo sát và lập quy hoạch Khu Công nghiệp tập trung, Nhà máy lọc dầu số 1 và Cảng nước sâu Dung Quất (nay là Khu Kinh tế Dung Quất).

Sau khi xem xét những kết quả khảo sát khoa học thu được và quy hoạch sơ bộ, ngày 09/11/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 658/QĐ-TTg về địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó chính thức chọn Dung Quất - Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1.

Theo hướng dẫn đầu bài được Chính phủ phê duyệt, Nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được xây dựng tại Dung Quất, thuộc địa bàn 2 xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức đầu tư liên doanh, nhà máy sẽ chế biến một hỗn hợp 6,5 triệu tấn dầu ngọt và dầu chua/năm; trong đó lượng dầu ngọt Việt Nam là chủ yếu.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp thị sát khu vực vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi 29/7/1995. (Ảnh tư liệu)
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp thị sát khu vực vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi 29/07/1995. Ảnh tư liệu.

Ngày 10/07/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 514/QĐ-TTg phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, bao gồm cả chi phí tài chính. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được Chính phủ giao làm Chủ đầu tư của dự án. Ngay sau khi có Quyết định 514/QĐ-TTg, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã thành lập Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu số 1 để thay mặt Chủ đầu tư triển khai dự án.

Ngày 08/01/1998, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 đã được tiến hành tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất ngày 8/1/1998. (Ảnh: Lê Hồng Khánh)
Lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất ngày 08/01/1998. Ảnh: Lê Hồng Khánh.

 Tuy nhiên tại thời điểm đó. cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng trong khu vực Châu Á đã có những tác động xấu đến việc huy động vốn để thực hiện dự án. Ngoài số vốn do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã dự kiến thu xếp theo chỉ đạo của Chính phủ để đầu tư vào dự án thì việc thu xếp khoản tài chính còn lại là quá lớn và khó có thể thực hiện được. Trước tình hình đó, phương án liên doanh với Nga để hợp tác xây dựng và vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất được xúc tiến.

Ngày 25/08/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã ký Hiệp định Liên Chính phủ về việc xây dựng, vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất. Ngày 19/11/1998, hai phía đã thỏa thuận thành lập Liên doanh xây dựng và vận hành Nhà máy lọc dầu để trực tiếp thực hiện công tác quản lý xây dựng và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Thời gian hoạt động của Liên doanh dự kiến là 25 năm.

Ngày 28/12/1998, Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga (“Vietross”) chính thức được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2097/GP-KHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam.

Tỷ lệ góp vốn của hai phía Việt Nam và Liên bang Nga là 50/50. Việc liên doanh với Nga đã giải quyết được hai vấn đề lớn đó là kêu gọi được nguồn vốn đầu tư và huy động được các chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện dự án.

Ngày 28/12/1998 Công ty Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Việt - Nga (Vietross) chính thức được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2097/GP-KHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: Kỳ họp thứ I Hội đồng quản trị Công ty liên doanh NMLD Việt – Nga. (Ảnh tư liệu)
Ngày 28/12/1998, Công ty Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Việt - Nga (Vietross) chính thức được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2097/GP-KHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: Kỳ họp thứ I Hội đồng quản trị Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt – Nga. Ảnh tư liệu.

Tuy nhiên trong quá trình Liên doanh “Vietross” đàm phán hợp đồng EPC 1 với Tổ hợp nhà thầu TPC bao gồm Technip (Pháp)/JGC (Nhật Bản)/Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha), có những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến cho tiến độ công việc kéo dài. Hai bên trong Liên doanh không đạt được sự đồng thuận đối với một số vấn đề quan trọng, do vậy Hai bên đã đề nghị Chính phủ hai nước quyết định chấm dứt Liên doanh. Phía Nga chấp thuận phương án rút khỏi dự án để chuyển giao lại toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong Liên doanh “Vietross” sang phía Việt Nam. Ngày 5/1/2003, Công ty liên doanh “Vietross” chấm dứt hoạt động.

Sau khi phía Nga rút khỏi Liên doanh “Vietross”, dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trở lại với phương án tự đầu tư. Ngày 122/2003, PVN đã thành lập Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất để triển khai dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu theo phương án Việt Nam tự đầu tư. Sau một thời gian tích cực đàm phán, Hợp đồng EPC 1+4 & 2+3 (các gói thầu chính của nhà máy) đã được ký kết giữa PVN và Tổ hợp TPC. Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công các gói thầu trên được Tổ hợp TPC phối hợp với PVN tổ chức tại công trường.

Ngày 28/11/2005 Lễ khởi công xây dựng các Gói thầu EPC 1+4 & 2+3 đã được tổ chức tại mặt bằng công trường xây dựng NMLD Dung Quất. (Ảnh: Vinh Hung)
Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công xây dựng các Gói thầu EPC 1+4 & 2+3 đã được tổ chức tại mặt bằng công trường xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Vinh Hung.

Quá trình thực hiện dự án đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến thiết kế kỹ thuật, thời tiết, điều kiện địa chất, thị trường và nguồn nhân lực. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta xây dựng một nhà máy lọc hóa dầu với công nghệ rất hiện đại, tổng mức đầu tư lớn nhất so với các dự án trọng điểm quốc gia khác. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, cộng với những nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư cùng hàng vạn cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân thuộc các nhà thầu trong nước và quốc tế, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành đúng tiến độ, cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên vào ngày 22/02/2009.

Ngày 22/2/2009 NMLD Dung Quất đã cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên. Ảnh: Các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện nghi lễ đón mừng dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của NMLD Dung Quất. (Ảnh: Ngọc Lâm)
Ngày 22/02/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên. Ảnh: Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện nghi lễ đón mừng dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Ngọc Lâm.

 Sáng ngày 06/01/2011, tại Khu kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), PVN đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Ngày 6/1/2011 PVN long trọng tổ chức Lễ khánh thành NMLD Dung Quất. (Ảnh: Ngọc Lâm)
Ngày 06/01/2011 PVN long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Ngọc Lâm.

Sau gần 12 năm vận hành, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã trải qua 4 lần bảo dưỡng tổng thể vào các năm 2011, 2014,  2017 và 2020, các lần bảo dưỡng tổng thể đều được thực hiện thành công và vượt tiến độ đề ra.

Từ khi nhận bàn giao từ Tổ hợp nhà thầu TPC, Nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn vận hành ổn định ở 100 - 107% công suất. Tính từ thời điểm vận hành thương mại đến hết năm 2021 Nhà máy đã nhập thành công trên 1047 chuyến tàu dầu (83,8 triệu tấn dầu thô); sản xuất và tiêu thụ trên 76,7 triệu tấn sản phẩm; doanh thu đạt trên 1.255 ngàn tỷ đồng; nộp NSNN trên 183 ngàn tỷ đồng.

Tòan cảnh NMLD Dung Quất trên đất Quảng Ngãi. (Ảnh: Đỗ Cử)
Tòan cảnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên đất Quảng Ngãi. Ảnh: Đỗ Cử.

 Ngọc Lâm

Bài liên quan

Tin mới

Công điện về đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa thủy điện, đê điều
Công điện về đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa thủy điện, đê điều

Công điện gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Ninh Bình; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đồng Nai: Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tín dụng đen
Đồng Nai: Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tín dụng đen

Thông tin UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp, các loại tội phạm đang "núp bóng" dưới mác doanh nghiệp, sử dụng công nghệ cao nhằm thực hiện các hoạt động thanh toán, chi hộ, thu hộ, rửa tiền. Thậm chí, có người nước ngoài chỉ đạo, điều hành...

Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai
Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai

Điểm đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến gần 100 người tử vong và mất tích.

TP. HCM công bố danh sách các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đảm bảo chất lượng
TP. HCM công bố danh sách các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đảm bảo chất lượng

Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM đã chính thức công bố danh sách các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đảm bảo chất lượng trên địa bàn.

Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong tiếp sức cho học sinh đến trường
Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong tiếp sức cho học sinh đến trường

“Trao những phần quà cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có thành tích trong học tập không chỉ là việc làm mang tính nhân văn, là hành động thiết thực thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc, mà còn là những món quà ý nghĩa, kịp thời động viên, khích lệ các em tự tin tiếp tục phấn đấu vươn lên”, đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND huyện Ý Yên tại “Chương trình trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh đạt giải Nhất, Nhì cấp tỉnh”.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí động viên nhân dân tỉnh Lạng Sơn bị ảnh hưởng do bão số 3
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí động viên nhân dân tỉnh Lạng Sơn bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 12/9, Đoàn công tác của Trung ương do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí đã đến thăm, động viên và kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn.