Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Công tác xây dựng pháp luật được chú trọng
THCL Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng, chiếm 63% thời gian của kỳ họp.
Chiều nay 18/10, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố dự kiến chương trình và nội dung kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV.
Kỳ họp thứ hai diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước.
Dự kiến kỳ họp thứ hai sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2016 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (không kể ngày nghỉ) và dự kiến sẽ họp phiên bế mạc vào chiều ngày 23/11/2016.
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, không giống như thông lệ các kỳ họp vào cuối năm thường tập trung nhiều hơn cho công việc xem xét, quyết định đối với các vấn đề KT-XH, tại kỳ họp lần này, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng, chiếm 63% thời gian của kỳ họp.
Về chương trình kỳ họp thứ hai, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 04 dự án luật, 02 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật khác.
Các dự án luật và nghị quyết được xem xét, thông qua gồm: Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch và Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Các báo cáo của Chính phủ gồm: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017; Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; Báo cáo kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm; Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường và bài học kinh nghiệm, giải pháp bảo vệ môi trường....
Quốc hội giám sát tối cao về “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Trong khuôn khổ chương trình làm việc, Quốc hội cũng tiến hành chất vất và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.
Đoàn Huế
Bài viết khác
Thường trực Chính phủ gặp mặt các doanh nghiệp
Sáng nay, 4/10, tại trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Thời tiết ngày 4/10: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc duy trì thời tiết nắng hanh, đêm và sáng sớm trời lạnh; Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi.
Dự báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong xung đột Nga - Ukraine
Sau tiền lệ năm 1945 và những lần thế giới đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, xác suất xung đột hạt nhân đã giảm nhưng chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ ấy cần tiếp tục được đánh giá từ mọi góc độ để nhân loại có thể chung tay ngăn ngừa tình huống xấu nhất trong tương lai gần và xa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, thăm chính thức Pháp
2h45 phút ngày 4/10 (theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 7-10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giúp Ireland tăng cường quan hệ với ASEAN
Hai lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường hợp trong các lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi hệ thống thực phẩm bền vững, nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; ứng phó với biến đổi khí hậu.
6 nhiệm vụ tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược, cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ, công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.
Khí đốt Nga xuất khẩu sang Châu Âu tăng 0,7%
Theo tính toán của hãng Reuters, trong tháng 9/2024, lượng khí đốt tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xuất khẩu sang Châu Âu tăng 0,7% so với tháng 8/2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Chủ tịch, Tổng giám đốc, lãnh đạo 15 tập đoàn lớn nhất Ireland
Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện và đầy ý nghĩa với sự tham gia của các Chủ tịch, tổng giám đốc, lãnh đạo 15 tập đoàn lớn nhất Ireland có quan tâm và có đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào 4 lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, đầy tiềm năng, bao gồm: công nghệ cao, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, y tế.
Việt Nam-Ireland ký nhiều văn kiện hợp tác
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều 3/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa Việt Nam – Ireland.
Lạng Sơn: Làm việc với Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngày 3/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập thông tin tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Làm việc với đoàn công tác có lãnh đạo, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang, Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn, các cơ quan báo chí, doanh nghiệp viễn thông, bưu chính, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.