Khoa học công nghệ và những điểm sáng góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Ngành Khoa học và công nghệ đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch công tác năm 2023 với nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh quốc gia, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng của đất nước trong năm 2023.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chung tay ủng hộ và chia sẻ, hợp tác của các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, sự quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, Bộ KH&CN, ngành KH&CN đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch công tác năm 2023 với nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh quốc gia, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng của đất nước trong năm 2023.
Bộ trưởng cho biết, để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cần tiếp tục kiên trì đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn.
Theo Bộ trưởng, để KH,CN&ĐMST thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030, chúng ta cần tiếp tục kiên trì đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý KH&CN; nâng cao tiềm lực và trình độ KH&CN; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Bộ trưởng nhấn mạnh, để làm được điều đó, bên cạnh sự ủng hộ, chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội, cần sự quyết tâm và nỗ lực lớn hơn nữa của lực lượng KH&CN cả nước. Với vai trò đầu mối quản lý hoạt động KH,CN&ĐMST, Bộ KH&CN sẽ tham mưu với Chính phủ tạo môi trường và điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST.
Từ đó, động viên đội ngũ cán bộ KH&CN kiên trì theo đuổi giấc mơ lớn và niềm đam mê khoa học, vượt lên khó khăn, thách thức để tạo ra nhiều thành quả KH&CN thiết thực, mang lại lợi ích cho đất nước, người dân và xã hội, đóng góp cho kho tàng tri thức của nhân loại.
Báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Bộ KH&CN cho biết, với tinh thần chủ động, sáng tạo, trong năm 2023 ngành KH&CN đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đưa KH,CN&ĐMST đóng góp ngày càng hiệu quả vào nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý về KH,CN&ĐMST, ngành KH&CN đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp; là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST trong thập kỷ qua.
Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ Chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) và chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2023. Đây là công cụ đo lường năng lực và kết quả ĐMST của từng địa phương trên cả nước, góp phần cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia.
Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 đã được cụ thể hoá bằng 44 chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030, cân đối cho cả ba lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, xây dựng các Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tập trung vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh nhằm đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Trong nông nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và từng bước làm chủ được công nghệ chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng vào sản xuất. KH&CN đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt trên 53 tỷ USD/năm, thặng dư thương mại ngành đạt hơn 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước, trong đó có 6 sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Trong công nghiệp, giao thông, xây dựng: Đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm công nghiệp với tỷ lệ nội địa hóa cao, giá trị kinh tế lớn, từng bước tiếp thu, làm chủ các công nghệ cao của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong lĩnh vực khoa học y - dược: Ghép tạng tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng từ việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ; đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng gồm tim và thận từ người hiến đa tạng chết não; phối hợp ghép tạng xuyên Việt; nghiên cứu thành công quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị bệnh nhân nhược cơ và lupus ban đỏ hệ thống... là những thành tựu đáng ghi nhận của các nhà khoa học.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới; tạo ra một số sản phẩm KH&CN có giá trị, đáp ứng yêu cầu tác chiến mới; trong đấu tranh phòng, chống hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Bộ KH&CN đã phối hợp với các bộ, ngành giải quyết các vấn đề quan trọng cho việc tiếp cận công nghệ sản xuất chip bán dẫn. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt gần 50% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu. Đồng thời triển khai hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN về phát triển các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 Việt Nam có lợi thế như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, robot tiên tiến, in 3D, công nghệ thực tế ảo...
Thị trường KH&CN tiếp tục được quan tâm xúc tiến cùng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các chợ công nghệ, sàn giao dịch, ngày hội khởi nghiệp sáng tạo, chương trình kết nối công nghệ và ĐMST quy mô quốc gia, vùng, địa phương và quốc tế, mạng lưới đại diện KH&CN tại nước ngoài đã tạo nhiều không gian và cơ hội rộng mở cho các viện, trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư kết nối, xây dựng quan hệ đối tác, thúc đẩy cung cầu công nghệ, cải thiện mạng lưới hợp tác giữa thị trường, doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia ngày càng phát triển về quy mô và hình thức hoạt động, được đánh giá là một trong những hệ sinh thái năng động nhất Châu Á và đứng thứ 58 thế giới.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế (đến nay, đã công bố gần 14.000 TCVN và gần 800 QCVN, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 60%).
Thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương và địa phương, nhiều nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ nâng cao năng lực, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cũng đã được hỗ trợ triển khai hiệu quả. Tính đến nay, có 132 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, góp phần thay đổi giá trị và tác động của các ngành hàng.
Hoạt động KH,CN&ĐMST tại các địa phương ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh, thể hiện qua số kinh phí được bố trí luôn cao hơn số cân đối từ ngân sách trung ương. Bộ KH&CN tiếp tục phối hợp với địa phương trong công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai hiệu quả hoạt động KHCN&ĐMST. Hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương đã làm gia tăng giá trị sản phẩm, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Nhìn lại năm 2023, có thể thấy những kết quả đạt được trong hoạt động KH,CN&ĐMST thực sự là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực, chung sức đồng lòng của cộng đồng các nhà quản lý và các nhà khoa học, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để bước sang năm 2024, ngành KH&CN tiếp tục tạo thêm nhiều kết quả mới.
Minh Anh(t/h)
Tin mới
Vĩnh Phúc: Bộ đội biên phòng giúp dân thu hoạch lúa
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, gây mưa lớn trên diện rộng, mực nước các sông dâng cao, khiến nhiều diện tích lúa của người dân xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương chìm trong biển nước...
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương Điểm Giao dịch thứ 119 – Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An
Sáng ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổ chức thành công lễ khai trương điểm giao dịch thứ 119 Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank Thuận An) – Chi nhánh Bình Dương tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Công nhân Công ty Môi trường đô thị Hà Tĩnh lên đường ra Bắc hỗ trợ khắc phục bão lũ
Sáng 11/9, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt, động viên đội xung kích lên đường ra các tỉnh phía Bắc tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3.
Thu hồi viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg)
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có Thông báo gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha về việc thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2.
Công an Nam Định ra quân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn kéo dài, Công an tỉnh Nam Định đã huy động lực lượng, phương tiện để giúp dân và khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ gây ra.
Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng trao hỗ trợ giúp Quảng Ninh khắc phục hậu quả bão số 3
Để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, động viên các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, trước mắt, TP. Đà Nẵng cử 4 đoàn công tác đến thăm hỏi và hỗ trợ khoảng 25 tỷ đồng để các địa phương khắc phục một phần hậu quả bão, lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường