Khai thác cát sỏi tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên): Hàng trăm tỷ đồng rơi vào túi ai?
THCL- Dư luận xôn xao về việc tỉnh Thái Nguyên đã cấp cho Công ty CP Đầu tư BĐS và Khoáng sản Đại Việt một giấy
THCL Dư luận xôn xao về việc tỉnh Thái Nguyên đã cấp cho Công ty CP Đầu tư BĐS và Khoáng sản Đại Việt một giấy phép tiến hành khai thác khoáng sản mà theo đó, không phải chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, không chịu sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành...?
Một quyết định kỳ quặc
5 năm trước, nhân dân sống quanh khu vực hồ Núi Cốc thuộc các xã Tân Thái, Lục Ba, Bình Thuận... đổ xô mua tàu để khai thác cát và nhiều người phất lên nhanh chóng nhờ việc khai thác cát sỏi trái phép.
Lúc cao điểm, khu vực lòng hồ Núi Cốc có tới trên 160 tàu hút cát các loại... Nhằm ngăn chặn hoạt động trái phép, gây ô nhiễm lòng hồ, bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ cảnh quan khu du lịch sinh thái vùng lòng hồ, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý nghiêm những tàu hút cát đang hoạt động trái phép trong lòng hồ Núi Cốc. Điều đó có nghĩa, mỏ cát vàng dưới đáy hồ sẽ được bảo vệ, tài nguyên thiên nhiên sẽ không bị thất thoát vào tay cát tặc. Thảm thực vật, thủy sinh dưới lòng hồ được bảo tồn...
Nhận thấy tiềm năng lớn, không ít DN đề xuất xin được thực hiện dự án khai thác cát sỏi tại đây, nhưng đều không được các cấp, các ngành chấp thuận. Bởi đây là vùng “tạm cấm" khai thác khoáng sản, nó có liên quan đến công trình thủy lợi cấp quốc gia, khu du lịch sinh thái, rừng phòng hộ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, thủy nông cho nhân dân thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công, vì thế, trong nhiều năm qua không có dự án khai thác khoáng sản nào được cấp phép tại đây.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, tỉnh Thái Nguyên bỗng dưng giao thẳng mỏ cát sỏi hồ Núi Cốc cho Công ty CP Đầu tư BĐS và Khoáng sản Đại Việt - một DN tư nhân mới thành lập năm 2010 (trụ sở đăng ký tại KĐT Mỹ Đình, Mễ Trì, Hà Nội) (?!).
Theo tìm hiểu của phóng viên, kinh phí để thực hiện dự án nạo vét lòng hồ có thể lên tới hơn 100 tỷ đồng - một số tiền rất lớn, ngân sách của tỉnh không kham nổi nên giao cho DN “nạo vét lòng hồ Núi Cốc” nhằm khơi thông luồng lạch, tăng dung tích trữ nước của hồ chứa, phục vụ sản xuất và du lịch; cho phép DN vừa tiến hành nạo vét, vừa khai thác tận thu khoáng sản dưới lòng hồ, bán lấy tiền bù đắp vào chi phí.
Thoạt nghe thuyết minh phần dự án, nhân dân trong tỉnh thấy có vẻ hợp lý, bùi tai, vì việc nạo vét lòng hồ, bảo vệ công trình thủy lợi là xuất phát từ nhu cầu thực tế mà tỉnh thì không có kinh phí để triển khai.
Tuy nhiên, chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được hết lợi ích sâu xa từ dự án: Tổng mức đầu tư nạo vét lòng hồ là 101 tỷ đồng; trong khi nguồn lợi thu được từ việc bán cát sỏi lên tới xấp xỉ 900 tỷ đồng!
Như vậy, sau khi thực hiện dự án, Công ty Đại Việt thu lợi nhuận gần 800 tỷ đồng, một món lợi khổng lồ, trong khi phần đóng góp vào ngân sách tỉnh chưa đến 19 tỷ đồng?
Nhiều người đặt dấu hỏi: Vì sao tỉnh Thái Nguyên không coi 11 triệu m3 cát sỏi dưới lòng hồ là mỏ tài nguyên lớn để xây dựng dự án khai thác khoáng sản lòng hồ kết hợp mục tiêu nạo vét khơi thông luồng lạch và tổ chức đấu thầu rộng rãi? Chủ trương nạo vét lòng hồ hồ Núi Cốc là đúng và hết sức cần thiết, tuy nhiên, cách thức triển khai ở đây có nhiều khuất tất?...
Dư luận cho rằng, việc tỉnh Thái Nguyên giao thẳng Dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc cho Công ty Đại Việt, về bản chất chính là giao quyền khai thác hợp pháp mỏ cát, sỏi này cho một DN tư nhân; còn lý do “nạo vét lòng hồ Núi Cốc” chẳng qua chỉ là một khái niệm nhằm đánh tráo, che đậy bản chất của sự việc.
Có điều gì mờ ám?
Dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc và tận thu khoáng sản đi kèm - được tỉnh Thái Nguyên giao cho Sở NN&PTNT chủ trì. Sở TN&MT kiểm tra, giám sát những tác động đến môi trường trong quá trình triển khai thực hiện; việc DN khai thác được bao nhiêu cát, sỏi hay các loại khoáng sản khác, sở này không được quản lý và thuế tài nguyên DN nộp bao nhiêu, cũng không nắm rõ.
Chưa bàn đến việc giao thẳng dự án cho Công ty Đại Việt, có điều gì khuất tất không; song rõ ràng, nếu đưa ra công khai và tổ chức đấu thầu cạnh tranh thì chắc chắn, số tiền thu về ngân sách sẽ phải là hàng trăm tỷ đồng, chứ không thể ở mức 19 tỷ đồng?
Bởi lẽ, trong 11 triệu m3 cát, sỏi, bùn... bồi lắng dưới lòng hồ, chỉ có khoảng 1 triệu m3 bùn thải, còn lại 10 triệu m3 cát, sỏi, chỉ cần xúc lên để bán.
Nhìn vào trữ lượng cát, sỏi ở hồ Núi Cốc, lâu nay có đến hàng trăm DN “thèm” được “hỗ trợ” tỉnh Thái Nguyên tổ chức nạo vét, chứ không riêng gì Công ty Đại Việt. Phải chăng, đây chính là lý do khiến tỉnh Thái Nguyên phải... e ngại không muốn tổ chức đấu thầu rộng rãi?
Còn nhớ, tại Dự án xây dựng công trình đập hồ Cây Vĩ, ông Nguyễn Văn Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) đã từng khẳng định, dự án đã được lãnh đạo ... chỉ định đơn vị trúng thầu từ trước khi mở thầu. Chính vì vậy, ông Hợp ra sức... đuổi DN đến mua hồ sơ mời thầu, thậm chí còn trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo cấp trên nhờ can thiệp khi có nhà thầu "ương ngạnh" đòi mua hồ sơ mời thầu cho bằng được, do Chi cục đã đăng tin thông báo trên báo Đấu thầu (?!).
Có thể thấy rõ, việc tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Công ty Đại Việt nạo vét và tận thu khoáng sản lòng hồ Núi Cốc mà không căn cứ vào Luật Khoáng sản, không tiến hành đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu - đã làm thất thoát một nguồn lợi lớn tài nguyên khoáng sản vào túi DN tư nhân.
Nhưng sự ưu ái của tỉnh Thái Nguyên đối với Công ty Đại Việt chưa dừng lại ở đó. Được chỉ định triển khai Dự án “nạo vét lòng hồ Núi Cốc và tận thu khoáng sản”, DN này không chỉ nghiễm nhiên hưởng lợi gần 1.000 tỷ đồng, mà thông qua dự án này, họ còn được tỉnh giao cho gần 70 ha đất rải rác quanh Khu du lịch hồ Núi Cốc để làm nơi “tập kết cát, sỏi, làm bãi thải”, trong đó, 35 ha thuộc vùng bán ngập, còn lại trên 24 ha là đất các hộ dân đang quản lý và sử dụng. Phần lớn diện tích được giao này đều thuộc địa bàn TP. Thái Nguyên, là địa điểm đẹp gần khu du lịch, thuận lợi giao thông... Trong khi, để có được phần diện tích lớn như vậy, Công ty Đại Việt chỉ lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng ở mức 5,3 tỷ đồng.
Điều đáng nói ở đây đó là việc giao đất cho DN cũng mập mờ như giao dự án. Vì DN đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, nhưng sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự án, liệu rằng họ có phải trả lại đất cho chính quyền địa phương quản lý hay không? điều này, hồ sơ pháp lý không thể hiện. Câu hỏi đặt ra ở đây: Ai đang đứng đằng sau - làm “trụ đỡ” cho DN này?
Với trữ lượng 11 triệu tấn cát sỏi bồi lắng qua hàng chục năm, lòng hồ Núi Cốc chính là một mỏ khoáng sản lớn và nếu khai thác tốt, Thái Nguyên có thể thu về ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, dư luận thắc mắc, có vẻ như năm 2014, tỉnh đã “biếu không” mỏ khoáng sản này cho một DN dưới cái mác “nạo vét lòng hồ” nhằm kéo dài tuổi thọ công trình thủy lợi? |
Nhóm PV
Tin mới
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM