Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Imperial Plaza 360 Giải Phóng: Cư dân treo băng rôn “tố” chủ đầu tư sai phạm

Theo ghi nhận, tại dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng, rất nhiều hộ dân đã căng băng rôn phản đối chủ đầu tư chưa bàn giao sổ đỏ, cùng với đó quỹ bảo trì cũng chưa được bàn giao cho cư dân dù đã về ở 2 năm.

Chậm bàn giao sổ hồng

Theo phản ánh của các hộ dân đang sinh sống tại các tòa nhà chung cư IP1, IP2, IP3 thuộc Dự án chung cư Imperial Plaza 360 Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội, dù đã về ở cách đây 2 năm nhưng đến nay, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long ( Cty Thăng Long) “chây ỳ” không bàn giao sổ hồng cho khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cư dân.

Theo tìm hiểu, chủ đầu tư bàn giao tòa IP1 vào tháng 9/2018 hiện nay tòa này có khoảng hơn 300 căn hộ; Tòa IP 2 được chủ đầu tư bàn giao khoảng tháng 3/2019 cũng có khoảng hơn 300 căn hộ và tòa IP 3 được chủ bàn giao vào tháng 10/2019. Như vậy, hiện nay có hàng trăm trường hợp chưa được chủ đầu tư bàn giao sổ hồng.

Theo ký kết trong hợp đồng, khách hàng đã đóng 95% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại là 5% khách hàng đóng cho chủ đầu tư là Cty Thăng Long sau khi nhận sổ hồng.

Theo nội dung hợp đồng, sau 50 ngày kể từ ngày chủ đầu tư là Cty Thăng Long bàn giao căn hộ sẽ tiến hành bàn giao sổ hồng cho khách hàng. Thế nhưng, đến nay hơn 900 khách hàng của các tòa IP1, IP2, IP3 vẫn chưa được nhận sổ hồng. Điều đáng nói, Ban đại diện cùng cư dân nhiều lần kiến nghị, yêu cầu Cty Thăng Long thực hiện cam kết bàn giao sổ hồng, nhưng Cty Thăng Long liên tục hứa rồi thất hứa, gây bức xúc trong cư dân.

Quá bức xúc, hàng loạt cư dân các tòa nhà IP1, IP12, IP13 đồng loạt căng băng rôn phản đối Cty Thăng Long bội tín, chây ỳ trong việc bàn giao sổ hồng.

Hàng loạt cư dân các tòa nhà IP1, IP12, IP13 đồng loạt căng băng rôn phản đối Cty Thăng LongHàng loạt cư dân các tòa nhà IP1, IP12, IP13 đồng loạt căng băng rôn phản đối Cty Thăng Long

Nội dung băng rôn tố cáo chủ đầu tư chậm sổ hồng và quỹ bảo trìNội dung băng rôn tố cáo chủ đầu tư chậm sổ hồng và quỹ bảo trì

Băng rôn treo kín tòa nhàBăng rôn treo kín tòa nhà

Một cư dân chia sẻ: “Tôi mua căn hộ này phải vay 65% giá trị căn hộ ở Ngân hàng TMCP Đại Chúng (Ngân hàng bảo lãnh dự án) với lãi suất 12%/năm. Mỗi đợt đóng tiền cho chủ đầu tư, nộp chậm ngày nào là chủ đầu tư tính lãi ngày ấy, thế mà chủ đầu tư chậm bàn giao sổ hồng cho dân lại chẳng phải chịu trách nhiệm gì”.

Cư dân này cũng cho biết, cư dân nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao số hồng để nộp nốt 5% số tiền còn lại, nhưng chủ đầu tư hết lần này đến lần khác hứa hẹn, thất hứa khiến cư dân không còn tin tưởng vào lời hứa và năng lực của chủ đầu tư.

Một cư dân khác sống tại tòa IP2 cho biết: “Do nhu cầu công việc, gia đình cần chuyển đến nơi ở mới, rao bán nhà bị khách hàng ép giá lỗ vài trăm triệu đồng bởi nhà chưa có sổ hồng...”.

Không chỉ chậm bàn giao sổ hồng, các cư dân còn “tố” chủ đầu tư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư dù đã đủ điều kiện. Một cư dân cho biết: “Cuối năm 2019, chủ đầu tư đã hứa sớm tổ chức Hội nghị chung cư để bầu ra Ban Quản trị của tòa nhà nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Điều này đồng nghĩa với việc quỹ bảo trì của chúng tôi chưa thể được trả lại cư dân, mà đại diện là Ban quản trị”.

“Không có Ban Quản trị, chúng tôi đang phải chịu sự quản lý của một Ban Quản lý thiếu chuyên nghiệp. Bảo vệ thì thiếu tôn trọng cư dân, dọn vệ sinh thì không sạch sẽ. Hơn nữa, họ tự đặt ra các mức phí để thu mà không thông qua Ban Đại diện của tòa nhà. Chúng tôi chưa  đồng ý đóng thì họ khóa thẻ vé xe tháng, bắt cư dân đi vé lượt/ngày. Công an khu vực phải vào can thiệp họ mới mở lại vé tháng cho cư dân”, người dân nói thêm.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Minh Thế, Trưởng ban đại diện Tòa nhà IP1 cho biết: “Mới đây Ban đại diện đã họp cư dân các tòa nhà IP1, IP2, IP3 đồng thời có văn bản gửi Cty Thăng Long làm việc với Ban Đại diện cùng cư dân để chốt lại thời gian bàn giao sổ hồng, nhưng Cty Thăng Long chưa hợp tác...”.

Chủ đầu tư thế chấp ngân hàng toàn bộ dự án

Theo ghi nhận, dự án khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học tại 360 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội (Dự án Imperial Plaza) do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư.

Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 3768/QĐ-UBND ngày 22/8/2012, được Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội chấp thuận quy hoạch 1/500 tại Văn bản số 2730/QHKT-P2 ngày 17/9/2012, chấp thuận phương án kiến trúc tại Văn bản số 344/QHKT-P2 ngày 4/2/2013.

Dự án có tổng quy mô 3,67ha, giai đoạn 1 gồm 3 tòa IP1, IP2 và IP3 – chung cư Imperial Plaza đã đi vào sử dụng. Giai đoạn 2, chủ đầu tư hiện đang xây dựng tòa IP4 – chung cư Skyview Plaza. Tòa IP4 – chung cư Skyview Plaza được khởi công xây dựng từ quý 3/2017, trên diện tích đất hơn 4.800m2, chiều cao 35 tầng với điểm nổi bật gồm 5 tầng hầm, bể bơi trong nhà 250m2 và khu thương mại dịch vụ tại tầng 1. Hiện tòa nhà này mới xây dựng đến tầng 14 và đang “án binh bất động”.

Chậm triển khai tòa IP4, không bàn giao quỹ bảo trì, chưa thể bàn giao giấy chứng nhận nhà cho cư dân trong thời gian dài, dư luận đặt ra câu hỏi, phải chăng chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để hoàn thiện dự án này?

Theo tìm hiểu, ngày 07/07/2016, chủ đầu tư đã thế chấp toàn bộ quyền tài sản và lợi ích nắm giữ tại dự án với tổng giá trị là 1.300 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp này được “đáo hạn” ngày 03/10/2016, với tổng hạn mức giữ nguyên.

Theo đó, tài sản thế chấp là toàn bộ quyền tài sản và lợi ích của Bên Bảo Đảm phát sinh từ hoặc có liên quan tới Dự án TINCOM CITY (hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học) tại số 360 đường Giải Phóng, bao gồm: Quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền hưởng các khoản tiền bồi thường; quyền thụ hưởng bảo hiểm, các khoản phí mà Bên Bảo Đảm thu được trong quá trình đầu tư kinh doanh, phát triển dự án TINCOM CITY; Tất cả các máy móc thiết bị thuộc Dự án; Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đối với máy móc thiết bị thuộc sở hữu của Bên Bảo Đảm; Các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất (lợi tức) tại địa chỉ 360 đường Giải Phóng; Tất cả các nguồn thu, lợi ích, các khoản bồi hoàn và các khoản thanh toán khác mà Bên Bảo Đảm nhận được hoặc sẽ nhận được để thay thế, trao đổi cho bất kỳ các quyền tài sản và tài sản được nêu trên.

Tòa IP4 dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng) mới xây dựng đến tầng 14.Tòa IP4 dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng) mới xây dựng đến tầng 14.

Tháng 8/2018, dự án này bất ngờ được UBND TP Hà Nội cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 4093/QĐ-UBND. Tới tháng 09/2019, chủ đầu tư tiếp tục thế chấp Dự án.

Cụ thể, Chủ đầu tư thế chấp là Toàn bộ nguồn thu, lợi nhuận hình thành trong tương lai thuộc sở hữu của Bên Bảo Đảm phát sinh từ Dự án “Khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học - IMPERIAL” tại số 360 đường Giải Phóng. Bên Bảo Đảm là Chủ đầu tư theo Quyết định chủ trương đầu tư số 4093/QĐ-UBND ngày 09/08/2018 của UBND TP Hà Nội và các giấy tờ pháp lý khác kèm theo sau khi trừ đi chi phí đầu tư Dự án và các nghĩa vụ tài chính của Công ty CP Đầu tư và phát triển Đông Thịnh Phát".

Tiếp đó là thế chấp quyền đòi nợ, nguồn thu, quyền được bồi thường thiệt hại thuộc sở hữu của Bên Bảo Đảm phát sinh từ 222 Hợp đồng mua bán căn hộ, 01 sàn thương mại và 37 Hợp đồng mua bán nhà ở liền kề thuộc Dự án “Khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học - IMPERIAL” tại số 360 đường Giải Phóng. Kèm theo đó là các Phụ lục 01,02,03 đính kèm Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai giữa Ngân hàng và Bên Bảo Đảm.

Điều 31, Nghị định 91, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nêu rõ tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà… theo quy định tại khoản 7, Điều 26, Luật Nhà ở và khoản 4, Điều 13, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ bị xử phạt nghiêm. 

Theo đó, chậm bàn giao sổ hồng cho người mua nhà từ sau 50 ngày đến 6 tháng sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng; Chậm bàn giao sổ hồng cho người mua nhà từ 6 đến 9 tháng bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng; Chậm bàn giao sổ hồng cho người mua nhà từ 9 tháng đến 12 tháng bị phạt tiền từ 50 đến 500 triệu đồng; Chậm bàn giao sổ hồng cho người mua nhà từ 1 năm trở lên bị phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng Tập đoàn 54
T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng Tập đoàn 54

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".

Bộ GD&ĐT: Phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ GD&ĐT: Phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Lễ phát động ngành giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức chiều 11/9.

Công an tỉnh Nam Định triển khai phương án ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ
Công an tỉnh Nam Định triển khai phương án ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ

Nhằm chủ động khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra, chiều ngày 11/9, Công an tỉnh Nam Định đã tổ chức họp triển khai công tác phòng, chống khẩn cấp mưa lũ.

Quảng Nam: Di sản văn hóa Mỹ Sơn tìm sản phẩm mới cho du lịch cộng đồng
Quảng Nam: Di sản văn hóa Mỹ Sơn tìm sản phẩm mới cho du lịch cộng đồng

Di tích văn hóa Mỹ Sơn có rất nhiều điểm thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng (homestay), đồng thời cần tìm giải pháp, mở ra hướng đi mới về phát triển du lịch mang tính bền vững tại Di sản Mỹ Sơn.

BaF Việt Nam (BAF) muốn đầu tư vào một công ty trồng cây cao su ở Đắk Lắk
BaF Việt Nam (BAF) muốn đầu tư vào một công ty trồng cây cao su ở Đắk Lắk

Đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF - sàn HOSE) bất ngờ muốn đầu tư vào doanh nghiệp thành lập năm 2009 trong lĩnh vực trồng cây cao su.

Chính phủ Australia hỗ trợ hàng hóa cho người dân Yên Bái
Chính phủ Australia hỗ trợ hàng hóa cho người dân Yên Bái

Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyến hàng khắc phục hậu quả bão số 3 do Chính phủ Australia hỗ trợ đến sân bay quốc tế Nội Bài và được vận chuyển thẳng lên Yên Bái.