Hướng đi mới cho công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn về công nghiệp, đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, phát triển công nghiệp của địa phương này đang chững lại.
Cụ thể, giai đoạn 2010-2015, công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình quân 5,87%/năm, trong khi cả nước tăng bình quân 7,39%; giai đoạn 2016-2022, công nghiệp của thành phố tăng trưởng 2,67%/năm thì công nghiệp cả nước tăng trưởng 6,8%/năm. Tính cả thời kỳ 2010-2022, công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 4,11%, còn công nghiệp cả nước tăng bình quân hơn 7,07%/năm.
Hiện, công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang đối diện với bốn thách thức lớn: Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP có xu hướng giảm và chững lại; quy mô toàn ngành công nghiệp đang mất dần vị trí đứng đầu trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước; tốc độ giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp luôn thấp hơn tốc độ tăng GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh; diện tích đất dành cho công nghiệp khá hạn chế nên khó thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn. Ngoài ra, xu hướng chuyển dịch sản xuất ra các tỉnh lân cận có xu hướng tăng, cũng như việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của địa phương này. Mặc dù xét về quy mô, công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu cả nước với tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn năm 2023 đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng một triệu lao động, nhưng xét về tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp cả nước có xu hướng giảm dần.
Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ngành công nghiệp nhưng chưa có những “sếu đầu đàn” trong từng ngành, chưa định hình được nền tảng phát triển để mang tính dẫn dắt. Kể cả ngành công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp chủ lực của thành phố, chiếm khoảng 70% số lượng doanh nghiệp điện tử của toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng cũng chưa để lại dấu ấn rõ nét.
Trong số khoảng 620 doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử trên địa bàn thành phố, phần lớn là doanh nghiệp trong nước có quy mô vốn vừa và nhỏ. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài quy mô vốn bình quân cao gấp 52 lần so với quy mô vốn bình quân của loại hình công ty TNHH tư nhân; gấp 122 lần so với loại hình công ty cổ phần trong nước; gấp 163 lần so với công ty TNHH 100% vốn nhà nước.
Điều này cho thấy, sự phát triển của khu vực doanh nghiệp điện tử Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp điện tử tư nhân dù chiếm phần lớn, song đóng góp rất hạn chế trong sự phát triển của ngành điện tử thành phố về giá trị đầu ra; thiếu tính liên kết với các doanh nghiệp FDI; số doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết ngành điện tử rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện...
Đến nay, phát triển công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đang ở giai đoạn bão hòa, cần định hình hướng đi mới, chu kỳ phát triển mới bởi công nghiệp của thành phố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Từ thực trạng phát triển công nghiệp của thành phố đặt ra yêu cầu cần phải tái cơ cấu lại chiến lược phát triển công nghiệp nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn cầu.
Việc tái cơ cấu cần chú trọng đến việc khai thác những tiềm năng và lợi thế của thành phố để làm đòn bẩy cho phát triển công nghiệp theo hướng gia tăng giá trị cao, phát triển xanh và bền vững. Để làm được điều này, thành phố nên phát triển công nghiệp theo hướng thâm dụng tri thức; phát triển công nghiệp dựa trên các thế mạnh về nhân lực, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành, sản phẩm công nghiệp; phát triển công nghiệp phải đặt trong chuỗi liên kết vùng. Đồng thời, thành phố cần thu hút các nhà đầu tư có thể giúp xây dựng được hệ sinh thái xoay quanh nó, mở được “cánh cửa” cho doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Báo Nhân Dân
Tin mới
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững