Hơn 26 tỷ USD nợ bảo lãnh: Chủ yếu là DN nhà nước
Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh chính phủ năm 2017 của Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ quy đổi là hơn 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài chiếm tới 84,1%.
Nhà nước gánh nợ thay cho Dự án NM Giấy Phương Nam?
Siết chặt nợ bảo lãnh
Theo Bộ Tài chính, công tác cấp bảo lãnh chính phủ trong năm 2017, đã được quản lý chặt chẽ. Chính phủ không cấp bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án vay vốn trong nước và nước ngoài. Một số DN đã chủ động tái cơ cấu danh mục nợ được Chính phủ bảo lãnh, thực hiện trả nợ trước hạn... Vì vậy, dư nợ bảo lãnh đến cuối năm 2017 đã giảm xấp xỉ 500 triệu USD so với 2016.
Báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ là hơn 26 tỷ USD, chủ yếu là bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài. Trong đó, số nợ gốc là hơn 12,5 tỷ USD, giảm so với năm 2016.
Năm 2017, các dự án bảo lãnh vay trong và ngoài nước đều trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Có 4 dự án đã kết thúc trả nợ nước ngoài, 4 khoản vay đã thực hiện trả nợ trước hạn với trị giá hơn 100 triệu USD (NH Phát triển Việt Nam, Vietnam Airlines và 2 khoản vay của VALC).
Trong số các dự án được vay vốn Chính phủ bảo lãnh, ngành điện được vay nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ (63,82%). Bộ Tài chính đánh giá các dự án đầu tư nguồn điện được bao tiêu sản phẩm đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt so với các lĩnh vực khác. “Việc tập trung bảo lãnh cho một số ít DN với trị giá vay lớn, sẽ làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề về tài chính”, Bộ Tài chính lưu ý.
Tuy nhiên, năm 2017, Quỹ tích lũy trả nợ vẫn phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền là 7,61 triệu Euro, nâng tổng trị giá ứng tiền lên 75 triệu Euro. Nguồn thu hồi cho Quỹ tích lũy trả nợ, dự kiến từ việc bán thanh lý tài sản dự án NM Giấy Phương Nam.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh chủ yếu dành cho các DN nhà nước
8 dự án diện khó khăn
Bộ Tài chính nêu rõ 8 dự án được Chính phủ bảo lãnh vay, đang trong diện khó khăn.
Trong đó, 3 dự án nhóm A (nhóm đã phục hồi SXKD và đang trả nợ) là Giấy Việt Trì, Xi măng Sông Thao, Xi măng Thái Nguyên. Hai dự án nhóm B (nhóm đang tái cơ cấu tài chính và đang phải vay Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ nước ngoài) là Xi măng Hạ Long, Xi măng Đồng Bành.
Hai dự án nhóm C (nhóm đã tái cơ cấu nợ vay quỹ tích lũy, nợ vay các NH trong nước nhưng vẫn còn khó khăn, rủi ro cao trong việc bảo đảm khả năng trả nợ) là Công ty CP Mía đường Sông Con và Thủy điện Xekaman 3. Một dự án thuộc nhóm D (nhóm “đặc biệt nguy hiểm”) là NM Giấy Phương Nam đang nằm “đắp chiếu” với khoản nợ từ năm 2008 đến nay.
Đối với các lĩnh vực quan trọng, dư nợ bảo lãnh ngành điện hiện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ (63,82%).
Bộ Tài chính đánh giá các dự án đầu tư nguồn điện được bao tiêu sản phẩm đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt so với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, việc tập trung bảo lãnh cho một số ít DN với giá trị vay lớn tạo nên tỷ trọng dư nợ lớn trong danh mục, sẽ làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề về tài chính.
Dự án ngành điện gặp khó khăn dài hạn trong vận hành và trả nợ được nhắc đến là Xekaman 3 của Công ty CP Điện Việt Lào, do bị sự cố địa chất bất khả kháng và vẫn đang trong quá trình khắc phục. Công ty hiện gặp khó khăn trong thu xếp vốn cho việc khắc phục cũng như trả dần các khoản nợ quá hạn với các bên cho vay.
Với lĩnh vực xi măng, Bộ Tài chính cho hay, dư nợ vay Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ được Chính phủ bảo lãnh là 204,6 triệu USD. Trong đó, Dự án Xi măng Hạ Long không trả được nợ từ năm 2012 - 2015 và đã phải vay tạm ứng quỹ để trả nợ nước ngoài với tổng số tiền 52 triệu Euro. Dự án này, nợ quá hạn hơn 23 triệu Euro và đang âm vốn 2.000 tỷ đồng, các chỉ số thanh toán ở mức rất thấp, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Nhìn nhận cơ chế bảo lãnh Chính phủ sẽ đẩy nợ công tăng cao, uy hiếp các chỉ số an toàn nợ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, sau khi dừng cấp bảo lãnh Chính phủ với vay nước ngoài, nhà nước cần có giải pháp giải quyết tốt các món nợ cũ, tránh thất thoát.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, bất cập của việc Chính phủ bảo lãnh vay nằm ở chỗ các dự án được bảo lãnh phần lớn thuộc DN nhà nước làm ăn thua lỗ, hiệu quả kinh tế thấp. Dù DN không đòi thì Chính phủ vẫn phải gánh áp lực trả nợ trong bối cảnh ngân sách vô cùng khó khăn. Giải pháp hợp lý với những trường hợp này là nhà nước đốc thúc DN tìm phương án phục hồi sản xuất, trả nợ, thay vì lo trả nợ thay.
Bùi Quyền
Tin mới
Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Ngày 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang, chỉ còn 1 cửa xả
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6831/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h ngày 14/9.
Bình Dương quyên góp hơn 44 tỷ đồng, ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Sáng 14/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
TP. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều ổ dịch sởi đầu năm học
Xuất hiện nhiều ổ dịch, TP. Hồ Chí Minh thực hiện chiến dịch tiêm chủng bệnh sởi cho khoảng 125.000 trẻ.
Né tránh trách nhiệm trong mưa bão, hai cán bộ xã bị đình chỉ công tác
UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 Chủ tịch UBND xã vì không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi xảy ra mưa bão.
Hơn 80 xe hàng hóa xuất khẩu qua Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên
Ngay trong buổi sáng ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau bão số 3, sáng 14/9, đã có hơn 80 xe hàng hóa xuất khẩu qua Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới