Hiệp định EVFTA: Nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng hỗ trợ Việt Nam và EU đẩy mạnh các nỗ lực vực dậy nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang diễn biến rất khó lường. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được các cơ hội này cần phải tháo gỡ các điểm nghẽn về năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Tháo gỡ các điểm nghẽn về năng lực cạnh tranh để hội nhập hiệu quả trong EVFTA
Thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-EU
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), đơn vị này và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vừa quyết định thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - EU để phối hợp, trao đổi, kiến nghị các chính sách.
Mục đích, để cộng đồng doanh nghiệp hai bên nắm tay nhau trở thành chủ thể của quá trình hội nhập Việt Nam - EU cũng như khai thác Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).
Chủ tịch VCCI đánh giá, Hội nhập nói chung và EVFTA nói riêng chỉ có thể thành công nếu các đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa phải trở thành chủ thể chính và có lợi ích từ quá trình này.
Chủ tịch VCCI cũng nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia truyền thông nhiều nhất về Hiệp định này.
Phát biểu tại hội nghị "Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)" được tổ chức sáng mới đây, ông Lộc nhận thấy 2 nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến thông tin, nội luật hoá, giải thích cam kết, tư vấn thực thi và xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Nhóm giải pháp nền tảng cốt lõi thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế và của các doanh nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững và tận dụng được các cơ hội đã xác định.
Vấn đề nội luật hoá không chỉ là quá trình tuân thủ các cam kết mà còn là quá trình xây dựng pháp luật theo hướng mở rộng không gian, cắt bỏ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề truyền thông về Hiệp định qua thông tin, tổ chức hội nghị hội thảo liên quan dù nhiều về số lượng nhưng tập trung vào từng ngành hàng còn lúng túng.
Thiếu sót lớn nhất hiện nay là chưa có đầu mối đủ thẩm quyền để đưa ra thông tin, giải thích các cam kết, tư vấn, xử lý vướng mắc xung đột trong quá trình thực hiện các cam kết.
Tháo gỡ các điểm nghẽn về năng lực cạnh tranh
Theo Chủ tịch VCCI, vấn đề cốt lõi để tận dụng được cơ hội từ các FTA. Trong đó, EVFTA là phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN và nền kinh tế với 3 nền tảng là thể chế; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Về thể chế, mặc dù thời gian qua với nỗ lực rất lớn của Chính phủ đã có được nhiều thành quả về cải cách thể chế nhưng với điều kiện thực hiện FTA đặc biệt là EVFTA để làm tốt hơn thì cần sử dụng các tiêu chuẩn cao về môi trường kinh doanh trong EVFTA và các FTA làm chuẩn mực trong cải cách thể chế của Việt Nam.
Tương tự, đối với nguồn nhân lực dù đã có cải thiện trong nhiều năm trở lại đây tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đạt 3,9 điểm trong thang điểm 10 xếp hạng chung trong 11 - 12 quốc gia của châu Á. Với 75% lao động của các DN vừa và nhỏ chưa qua đào tạo kỹ thuật.
Đây là nút thắt lớn nhất của Việt Nam trong hội nhập và đón được làn sóng đầu tư chất lượng cao.
EVFTA thúc đẩy làn sóng đầu tư của thế giới vào Việt Nam cả về đầu tư vào nền tảng công nghệ, nghiên cứu phát triển, thương hiệu, phân phối, công nghiệp hỗ trợ… Trong đó, trọng tâm trước mắt là phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, làm sao để phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về cơ sở hạ tầng, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, tuy đã nhiều chuyển biến nhưng hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều yếu kém, chi phí logistic của Việt Nam vẫn đắt đỏ nhất trên thế giới, đây cũng là điểm nghẽn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Cần được quan tâm trong chương trình triển khai EVFTA.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, EVFTA sẽ cho các DN Việt Nam cơ hội được nâng cấp, lớn mạnh khi chơi với những “người khổng lồ” trong nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, các DN cần thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới mô hình kinh doanh kinh doanh, nâng cấp về quản trị DN hướng tới các chuẩn mực toàn cầu không chỉ về công nghệ mà còn cả lao động, môi trường, phát triển bền vững. Phát triển bền vững chính là giấy thông hành quan trọng nhất cho DN Việt Nam có thể vào thị trường EU và thị trường toàn cầu…
Bàn về năng lực cạnh tranh của các DN trong cuộc chơi với các DN EU, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, giao thương với các DN EU không phải là mới mẻ, nhiều DN nông thủy sản, dệt may, da giày đã có kinh nghiệm làm ăn với thị trường EU từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, đối với các DN chưa tiếp cận được với thị trường EU thì chưa nên đi ngay vào chuỗi XK để tránh các sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Trước mắt các DN này nên trở thành vệ tinh cho các DN đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc làm ăn với các nước EU để học hỏi kinh nghiệm. Sau một thời gian đề nghị Chính phủ và các DN lớn quan tâm và có sự hỗ trợ để các DN vệ tinh này có thể tách ra và tiếp tục trở thành các DN đầu chuỗi và tiếp thu nhận các DN mới thì mới có thể tạo ra sự sự lan tỏa vì không chỉ ở thị trường XK, ngay ở thị trường nội địa các DN vừa và nhỏ tham gia ngay vào làm ăn với DN EU cũng sẽ không hiệu quả. Trong cuộc chơi này, các DN nhỏ và vừa cần có sự hỗ trợ của các Chính phủ, Bộ Công Thương và các DN lớn không chỉ về thông tin, kinh nghiệm mà cần phải có sự nâng cấp cả về đạo đức kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Đối với thị trường lao động, ông Thân kiến nghị Chính phủ tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực dạy nghề đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, học sinh ra trường có tay nghề cao. Về phía các DN cần liên kết với các trường dạy nghề để xây dựng kế hoạch và có đơn đặt hàng cho các trường để đào tạo đúng chuyên ngành, DN EU rất quan tâm đến vấn đề này.
Bùi Quyền
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới