Hiệp định EVFTA được ký kết: Nhiều cơ hội, dệt may vẫn gặp khó
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết, dệt may sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, cần sớm có chiến lược phát triển các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung nhằm gỡ khó cho DN dệt may.
EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái, ngành dệt may của nước ta vẫn chưa thể tiến sâu vào thị trường này.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, ngành dệt may đang đối mặt với khó khăn của các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của hiệp định. So với quy tắc ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) trước đây, thì EVFTA có những thay đổi nhất định (Việt Nam phải sản xuất trên 50% giá trị/sản phẩm). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may là thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu.
Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang bày tỏ lo ngại: "Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng phần lớn nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định”.
Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn gia công đơn giản. Do đó, để giải quyết được vướng mắc về sự thiếu hụt của nguồn cung rất cần sự vào cuộc hiệu quả của Nhà nước trong hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp và có sự thông suốt từ chính sách chỉ đạo của trung ương tới địa phương.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu như trước đây ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, chủ yếu dựa vào lợi thế là nguồn lao động giá rẻ, thì nay dệt may sẽ phải cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu. Minh chứng là các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chen chân vào thị trường dệt may Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên phụ liệu khi có bệ đỡ là các hiệp định thương mại tự do.
Vì vậy, để cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài, ngành dệt may cần phát triển những khu công nghiệp tập trung. Có như vây, DN mới dễ dàng xử lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, các DN chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các DN vừa và nhỏ ở các khu vực khác. Bên cạnh đó, cộng đồng DN Việt cần khẩn trương xây dựng chuỗi liên kết, chú trọng phát triển công nghệ, đầu tư chuẩn mực cho phát triển dệt may bền vững để gia tăng cạnh tranh.
H.Vương
Tin mới
Nước sông Hồng dâng cao kèm mưa lớn, Hà Nội có nguy cơ ngập úng diện rộng
Theo dự báo, việc nước sông Hồng dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài có thể gây ra hiện tượng ngập úng diện rộng cho Hà Nội.
Yêu cầu rà soát toàn bộ cầu, hạ tầng giao thông vùng ảnh hưởng bão
Sau bị sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải ban hành công điện khẩn về ứng phó với tình hình mưa, lũ sau bão số 3, yêu cầu rà soát toàn bộ cầu, hạ tầng giao thông vùng ảnh hưởng bão.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều 9/9 (giờ Moskva), tại trụ sở Hội đồng Liên bang, Liên bang Nga, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Matvienko đã chủ trì đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko đã tiến hành hội đàm.
Hải Dương được hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Hải Dương được hỗ trợ 20 tỷ đồng.
Vĩnh Long: Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hộ kinh doanh bị phạt trên 100 triệu đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE, ADIDAS, hình (cá sấu) của LACOSTE, LEVI’S với số tiền 102.500.000 đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tổng giá trị 178.020.000 đồng
Tin vui: Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam