Hiểm họa từ thuyền rồng 'chui' trên sông Hương
Mặc dù UBND TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã thành lập 4 bến thuyền, gồm bến thuyền Tòa Khâm, bến Thiên Mụ, bến số 5 Lê Lợi và bến Phú Cát, do BQL bến xe - thuyền TP. Huế trực tiếp quản lý, phục cho việc đón – trả khách. Tuy nhiên, nhiều chủ thuyền vì lợi nhuận đã tự lập nên những “bến cóc” tự phát, gây nên tình trạng bát nháo, mất ATGT, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch cố đô Huế.
Nguy hiểm rình rập
Theo đó, nhiều chủ thuyền rồng hoạt động “chui” trên sông Hương (TP. Huế) vì lợi nhuận và tranh giành khách đã tự ý lập bến để làm nơi neo đậu, đón - trả khách dọc đôi bờ sông Hương nhằm né tránh việc làm thủ tục xuất bến để đóng lệ phí (thuyền đôi có mức lệ phí là 30.000 đồng, thuyền đơn 20.000 đồng).
Vì lợi nhuận nên các chủ thuyền này đã tự lập bến để đón trả khách trên sông Hương?
Trong đó, khu vực thường xuyên có nhiều thuyền rồng hoạt động “chui” nhất là bến nằm ngay dưới chân cầu Trường Tiền, dọc phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, nơi có nhiều du khách qua lại hằng đêm.
Những thuyền rồng hoạt động “chui” trên sông Hương thường không có lệnh xuất bến, chở quá số người quy định, hành khách lên thuyền không được trạng bị áo phao, không trang bị thiết bị phòng - chống chảy nổ... bất chấp nguy hiểm đến tính mạng người khác.
Khó xử lý?
Ông Nguyễn Khoa Dục, Trưởng phòng Kế hoạch, Ban quản lý bến xe-thuyền TP. Huế cho biết, theo quy định trước khi xuất bến, những thuyền này phải được kiểm tra giấy phép hoạt động, giấy phép an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, danh sách các thuyền viên, bằng lái, bằng thuyền trưởng và danh sách những hành khách trên thuyền...
Sau khi kiểm tra thủ tục, cơ quan chức năng phải kiểm tra thực tế trên thuyền, nếu đúng với các thủ tục thì mới cho xuất bến.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều hành khách vẫn sử dùng những thuyền rồng này để đi dạo trên sông Hương
“Việc những chiếc thuyền hoạt động ‘chui’ là rất nguy hiểm và mất an toàn, vì không được kiểm tra giấy phép khi xuất bến và các trang thiết bị bảo đảm an toàn cho hành khách như áo phao, phao cứu sinh, thiết bị phòng - chống cháy nổ… Đồng thời, không ai kiểm soát được số người ở trên thuyền”, ông Dục cho hay.
Trong khi đó, Trung tá Dương Chí Hiếu, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, tình trạng trên vẫn diễn ra thường xuyên, mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra, xử lý các phương tiện sai phạm, nhưng tình trạng trên vẫn tồn tại.
Theo Trung tá Hiếu, do đặc thù của ngành đường thủy là rất khó dừng phương tiện để kiểm tra, trong khi có sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nên để xử lý triệt để vấn nạn trên là rất khó khăn.
Ông Võ Hoài Nam, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải nhìn nhận, việc nhiều thuyền rồng hoạt động ‘chui’ trên sông Hương thời gian vừa qua là vấn đề không mới nhưng khó xử lý triệt để.
Bởi lẽ, theo ông Nam, Thanh tra Sở chỉ có thẩm quyền kiểm tra các phương tiện đậu – đổ tại bến mà không có thẩm quyền kiểm tra phương tiện khi đang di chuyển trên sông. Trong khi đó, mức phạt đối với những thuyền rồng vi phạm chưa đủ sức răng đe (mức phạt thường chỉ khoảng 250.000 đồng và cao nhất 300.000 đồng) đối với các chủ thuyền, do đó tình trạng trên vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.
Ông Võ Hoài Nam, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế: "Trong năm 2017, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra và xử lý 37 trường hợp thuyền rồng hoạt động trái phép trên sông Hương với tổng số tiền xử phạt là 12 triệu đồng. Đầu năm 2018, đơn vị đã phát hiện và xử phạt 17 trường hợp vi phạm với số tiền là 3,8 triệu động.
Các lỗi mà những thuyền rồng này mắc phải thường là đậu – đổ không đúng nơi quy định, không bố trí đúng định viên đường biên, chở quá người quy định, không có giấy an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, không có lệnh xuất bến"…
Nguyễn Quốc
Tin mới
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.
Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Kết quả, 56.560.000 đồng đã được cán bộ, công chức, người lao động Cục QLTT Bình Định quyên góp, ủng hộ..
Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
Chương trình Lễ hội trăng rằm với chủ đề "Lồng đèn thắp sáng ước mơ" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau, mang đến cho các em thiếu nhi Bắc Ninh một tết Trung thu ấm áp, nhiều tình yêu và hỗ trợ kịp thời đến với các thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu huyện Trực Ninh sớm ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng do mưa lũ
Sáng 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đi kiểm tra công tác khắc phục, xử lý ảnh hưởng của mưa, lũ tại huyện Trực Ninh.
Techfest Đắk Lắk 2024: Đã có khoảng 120 gian hàng đăng ký trưng bày
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, đến nay, đã có khoảng 120 gian hàng đăng ký tham gia trưng bày tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024).
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ