Hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhiều là vì lợi nhuận
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tình trạng kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng diễn ra một phần do các quy định, trách nhiệm và chế tài xử lý đối với hành vi này còn thiếu và chưa đủ mạnh.
Chiều 4/6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, sẽ tập trung vào: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên là người trả lời chính. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Các đại biểu đặt câu hỏi:
Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội tranh luận
Tranh luận về vấn đề quản lý thuốc lá điện tử, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết các biện pháp phòng, chống buôn lậu thuốc lá mới liệu có hiệu quả, bởi tỷ lệ hút thuốc lá điện tử tăng lên rất nhiều, kể cả tình trạng buôn bán, sản xuất thuốc lá điện tử. Cần có giải pháp gì để lấp khoảng trống pháp lý trong công tác quản lý thuốc lá điện tử hiện nay?
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm - Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang: Giải pháp để phát huy vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu?
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp để phát huy vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam?
Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tranh luận
Phát biểu tranh luận về giải pháp giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho biết, giải pháp về năng lượng sạch được xem là yếu tố đầu vào trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với kế hoạch thực hiện Điện VIII, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho 46 tỉnh, còn 17 tỉnh được Bộ Công thương yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ trước ngày 10/4 và sẽ phê duyệt vào ngày 30/4. Hiện nay đã đến tháng 6, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết khi nào sẽ phê duyệt kế hoạch cho 17 tỉnh này.
Đối với các dự án năng lượng tái tạo, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có chỉ đạo giải quyết như nào để các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời có giá phát điện hợp lý. Đồng thời cho biết giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, thủ tục nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai tiếp các dự án chuyển tiếp, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Đề nghị làm rõ hiệu quả của hoạt động của hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng
Theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên quyền lợi người tiêu dùng vẫn nhiều lúc chưa được đảm bảo, thậm chí có lúc bị xâm hại hay lợi dụng. Đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Bộ trưởng cho biết hiệu quả của hoạt động của hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng cũng như công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương với các địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre: Giải pháp như thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu?
Qua nghiên cứu Báo cáo của Bộ Công Thương số 118, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn nhận thấy, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang rất khả quan và xu hướng năm 2024-2025 cũng sẽ rất tốt, nhất là thị trường FTA rất rộng. Tuy nhiên, qua phản ánh của doanh nghiệp, đại biểu thấy còn rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là tỷ giá đồng USD với đồng euro đang có xu hướng hơi bất lợi. Thứ hai vấn đề là chi phí vận tải biển rất cao. Thứ ba, nhiều quốc gia có xuất khẩu nông sản như chúng ta có đồng tiền đang bị mất giá, làm cho doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng với Ngân hàng Nhà nước có giải pháp như thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là chế độ, chính sách về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu?
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: Chỉ đạo đối với EVN trong thực hiện đúng quy định của pháp luật theo hợp đồng đã ký?
Hiện nay, khi thực hiện Quyết định số 13 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời áp mái, các nhà đầu tư đã thực hiện đúng Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên, trong hợp đồng bán điện đã ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thời gian 20 năm, giá cố định không có điều, mục khoản cắt giảm công suất nhưng EVN không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, thường xuyên cắt giảm sản lượng khoảng 20%/năm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo gì đối với EVN để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật theo hợp đồng đã ký?
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Làm thế nào để tăng tính chống chịu của nền kinh tế và phát huy thị trường nội địa?
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế có động lực quá cao, nếu không có những giải pháp, chính sách tốt sẽ đem lại nhiều hệ lụy, cụ thể như nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với biến động từ bên ngoài.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, từ góc độ thương mại, quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này thế nào? Chiến lược phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới sẽ ra sao? Làm thế nào để tăng tính chống chịu của nền kinh tế và phát huy thị trường nội địa?
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội: Chính sách tận dụng FTA, mở rộng thị trường xuất khẩu?
Hiện nay Việt Nam đã tham gia 16 FTA, tuy nhiên việc thực thi các chính sách để tối đa hóa lợi ích, mở rộng các thị trường mới vẫn đang còn bộc lộ nhiều bất cập. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có những chính sách cụ thể nào để tận dụng FTA với các đối tác ở những thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu?
Đồng thời, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội gì từ các thị trường quốc tế, trong khi các quốc gia này đều có những lợi thế so sánh tương đồng như Việt Nam?
Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Giải pháp đạt mục tiêu đáp ứng 65 % nhu cầu sản xuất nội địa trong Quyết định số 68/QĐ-TTg?
Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả đạt được trong thực hiện mục tiêu chương trình và giải pháp của Bộ từ nay đến năm 2025 để đạt được mục tiêu đáp ứng 65 % nhu cầu sản xuất nội địa?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn
Trả lời chất vấn đại biểu về các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chống lại hàng gian, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan, từ bộ ngành đến địa phương, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Trong đó, các sàn thương mại điện tử ký cam kết là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử; thể hiện quyết tâm và cam kết tích cực phối hợp với ngành công thương trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cụ thể, đăng tải những logo nói không với hàng giả trên các sàn; xây dựng đăng tải trên trang chủ website về quy trình tiếp nhận, xử lý, phản ánh khiếu nại về hàng giả để triển khai các biện pháp kỹ thuật, bộ lọc từ khóa nhằm để ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm trên website, ứng dụng…
Bộ trưởng cũng cho rằng, tình trạng kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng diễn ra một phần do các quy định, trách nhiệm và chế tài xử lý đối với hành vi này còn thiếu và chưa đủ mạnh. Vì vậy, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 98 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan, dự kiến trong tháng Sáu gửi Bộ Tư pháp thẩm định, sau đó trình Chính phủ trong quý III năm nay.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công an triển khai thực hiện định danh tài khoản người bán trên thương mại điện tử, nhằm tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các sàn giao dịch.
Về chất vấn đại biểu liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới đặt ra nhiều rủi ro, Bộ trưởng cho biết đây là xu thế phổ biến, tất yếu. Để giảm các rủi ro, Bộ Công Thương đã khuyến nghị các doanh nghiệp và người sản xuất trong nước cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt trên môi trường điện tử và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu trực tuyến. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bộ Công Thương cũng dự kiến trình Chính phủ ban hành quy định nghị định về quản lý hải quan với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại biên giới, theo đó sẽ tách bạch giữa hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử. Có cơ chế chính sách khuyến khích và ràng buộc các doanh nghiệp, người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng xuất khẩu trực tuyến qua biên giới, Bộ Công thương sẽ đề xuất Chính phủ có chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế cho doanh nghiệp để xây dựng các kho bãi, các trung tâm logistics ở vùng biên giới...
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trịnh Minh Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long về giải pháp xử lý trách nhiệm người đứng đầu về hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng là vì lợi nhuận. Điều này cần quy trách nhiệm cho từng cơ quan chức năng, từng tổ chức, đồng thời bày tỏ “người đứng đầu” là của địa phương hay của ngành hay của cơ quan?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đây là yêu cầu cần thiết nhưng nếu dồn trách nhiệm cho một người thì chưa đầy đủ và cần phải tính toán. Điều này tùy thuộc vào sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan mới có thể áp dụng các biện pháp, chế tài áp dụng để xử lý. Thời gian tới, Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành, cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho Chính phủ nên quy định như thế nào, đồng thời tiếp tục nghiên cứu vấn đề này sao cho đảm bảo hiệu quả.
PV (lược thuật)
Tin mới
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
Ngày 17/09/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh, điểm khởi đầu của một hành trình nhân văn, tràn đầy hoài bão với những bước đi tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khai tử McDonald's Bến Thành: Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Vỏn vẹn trong một tháng, 2 thương hiệu F&B nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ là Starbucks và McDonald's đều đưa ra thông báo về việc dừng hoạt động các chi nhánh “đắc địa” của mình. Điều này dấy lên câu hỏi, liệu Việt Nam có còn là thị trường màu mỡ cho thương hiệu F&B quốc tế?
Lạng Sơn: Trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Văn Lãng
Sáng 17/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lạng Sơn phối hợp với Công ty TNHH Tổng đại lý Bảo hiểm Khánh An – Văn phòng tổng đại lý AIA Lạng Sơn 1, chi nhánh Lạng Sơn tổ chức Chương trình “Hành trình cuộc sống”, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Công tác khôi phục cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ cơ bản hoàn thành
Đến ngày 17/9, công tác khôi phục cung cấp điện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ đã cơ bản hoàn thành. Riêng tại tỉnh Quảng Ninh, đã khôi phục cung cấp điện cơ bản cho các thành phố, huyện với tỷ lệ trên 85% phụ tải.
TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU về lãnh đạo thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9