Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai kịch bản phòng dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới

Việt Nam sẽ xây dựng song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng.

Tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế sáng 13/04, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 02 kịch bản phòng chống dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch Covid-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản về diễn tiến dịch Covid-19 có thể xảy ra.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam sẽ xây dựng song song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: COVID-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng. Ảnh Trần Minh
Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam sẽ xây dựng song song 02 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng. Ảnh Trần Minh.

Kịch bản thứ nhất, biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng Covid-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn

"Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa Covid-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường. 

Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền...)", Cục trưởng Phan Trọng Lân nói.

Kịch bản thứ hai, GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. 

Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.

Ảnh minh họa internet
Hai kịch bản phòng dịch Covid-19 có thể triển khai thời gian tới. Ảnh minh họa internet.

Với kịch bản thứ hai này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện.

"Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều 'vũ khí' như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 03 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, do: Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử. 

Trên cả nước số tử vong do Covid-19 đã giảm mạnh (hiện còn hơn 30 ca mỗi ngày); hơn 1.200 ca nặng đang điều trị tại bệnh viện do các địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Tăng cường truyền thông và triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

NovaGroup phát động loạt chương trình tiếp sức, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ
NovaGroup phát động loạt chương trình tiếp sức, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Tự nguyện trích ngày lương, ủng hộ tiền cho các địa phương, tặng nhà để đấu giá... là những hoạt động mà NovaGroup cùng các đơn vị trong hệ sinh thái đã và đang thực hiện nhằm chung tay tiếp sức đồng bào vùng bão lũ.

Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Ngày 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang, chỉ còn 1 cửa xả
Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang, chỉ còn 1 cửa xả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6831/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h ngày 14/9.

Bình Dương quyên góp hơn 44 tỷ đồng, ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Bình Dương quyên góp hơn 44 tỷ đồng, ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Sáng 14/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

TP. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều ổ dịch sởi đầu năm học
TP. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều ổ dịch sởi đầu năm học

Xuất hiện nhiều ổ dịch, TP. Hồ Chí Minh thực hiện chiến dịch tiêm chủng bệnh sởi cho khoảng 125.000 trẻ.

Né tránh trách nhiệm trong mưa bão, hai cán bộ xã bị đình chỉ công tác
Né tránh trách nhiệm trong mưa bão, hai cán bộ xã bị đình chỉ công tác

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 Chủ tịch UBND xã vì không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi xảy ra mưa bão.