Hà Nội tiên phong trong công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn); Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng)…
Hà Nội đặt ra những mục tiêu rất cao cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội vừa phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Triển lãm và Hội thảo Kết quả phát triển tài sản trí tuệ tại thành phố Hà Nội năm 2023.
Sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá các hoạt động, kết quả phát triển tài sản trí tuệ tại thành phố Hà Nội, qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm mang địa danh của Thành phố và bàn luận các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố.
Triển lãm có quy mô 20-25 gian hàng, trưng bày các sản phẩm đã được hỗ trợ đăng ký, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ của các quận, huyện; các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trường đại học và các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đặt ra những mục tiêu rất cao. Đến năm 2030, 100% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội được tập huấn về sở hữu trí tuệ; tối thiểu 50% doanh nghiệp đóng trên địa bàn được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của thành phố và các sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ; hàng năm tăng từ 16 - 18% các đơn đăng ký, sáng chế…
Cho đến thời điểm này, thành phố Hà Nội cơ bản đã bám sát và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra theo lộ trình từng năm.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn, đặc biệt là các trường, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong việc tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhằm khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ của địa phương cũng như các doanh nghiệp - với mục đích nâng cao vai trò đóng góp của sở hữu trí tuệ nói riêng và khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nói chung trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của UBND thành phố Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ, cũng như sự phối hợp với các quận, huyện, thị xã, các trường, viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn trên địa bàn và cả các đối tượng trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong việc hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhằm khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ của địa phương và doanh nghiệp.
Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc
Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc và đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Trong đó, khối lượng tài sản trí tuệ được hình thành thông qua các văn bằng bảo hộ đã góp phần phát triển thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội đã tích cực triển khai, thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và lựa chọn những sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đã được thành phố công nhận OCOP để hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.
Tính từ năm 2019 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho 73 nhiệm vụ trong đó có 1 nhiệm vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý; 12 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và 60 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn) trong đó 96 đơn sáng chế, 48 đơn giải pháp hữu ích, 155 đơn kiểu dáng công nghiệp, 4.036 đơn nhãn hiệu.
Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng) trong đó: 80 bằng sáng chế, 87 bằng giải pháp hữu ích, 131 bằng kiểu dáng công nghiệp, 1.104 bằng nhãn hiệu.
Với những kết quả đã đạt được, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực, hiệu quả qua đó, tạo điều kiện để tổ chức triển khai quản lý, khai thác thương mại sản phẩm, nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị và mở rộng thị trường của sản phẩm, góp phần hỗ trợ nhà sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giúp cho người dân nâng cao thu nhập.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn) trong đó 96 đơn sáng chế, 48 đơn giải pháp hữu ích, 155 đơn kiểu dáng công nghiệp, 4.036 đơn nhãn hiệu.
Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng) trong đó: 80 bằng sáng chế, 87 bằng giải pháp hữu ích, 131 bằng kiểu dáng công nghiệp, 1.104 bằng nhãn hiệu.
Minh Anh
Tin mới
Hải Dương có tân Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
Ông Dương Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Nam Sách được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương từ ngày 17/9/2024.
PV GAS chính thức cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc
Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức cấp khí lần đầu (gas in ) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến khảo sát Vịnh Hạ Long
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, chiều 17/9, đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc do ông Trần Đông, Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Phúc Kiến làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long.
Hải Dương: Điều động ông Hoàng Văn Thực giữ chức Bí thư Huyện uỷ Nam Sách
Tỉnh Hải Dương điều động ông Hoàng Văn Thực, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức Bí thư Huyện uỷ Nam Sách.
Vụ ám sát hụt ông Donald Trump: Quan ngại về an ninh, an toàn tại Mỹ
Theo CNN, các vụ ám sát đã làm dấy lên những quan ngại về việc bảo vệ an toàn cho Tổng thống Mỹ hoặc ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chiều 17/9, ông Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ (Phân hiệu Bãi Cháy).
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9