Hà Nội: Sai phạm kéo dài và dấu hỏi về trách nhiệm của chính quyền quận Cầu Giấy?
Việc “xẻ thịt” đất vàng thuộc dự án Cống hoá mương thoát nước Nghĩa Đô – mặt đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội) đã ồ ạt xảy ra từ những năm 2013 – 2014, chính quyền sở tại cũng nhìn thấy, thậm chí sờ thấy…, nhưng vì sao đến nay quận Cầu Giấy mới “sắn tay” vào cuộc, xử lý? Vậy hơn 4 năm qua, thì công tác quản lý và trách nhiệm của các vị lãnh đạo phường, quận thế nào?
Hơn 4 năm không xử lý được sai phạm?
Khu đất thuộc dự án Cống hoá mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ ở mặt đường Nguyễn Khánh Toàn phường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị biến tướng, trở thành địa điểm kinh doanh trái phép, vi phạm trật tự đô thị, khiến quy hoạch của Thủ đô bị biến dạng… đã nở rộ từ cuối năm 2013.
Hơn 14.000 m2 đất thuộc dự án trên do Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ thuê để thực hiện Dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ.
Tuy nhiên, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tại đây mọc lên nhiều nhà hàng kinh doanh, quán nhậu, hiệu sách … vi phạm nghiêm trọng về trật tự đô thị, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
Hơn 4 năm trôi qua, chính quyền quận Cầu Giấy không thể xử lý dứt điểm các công trình sai phạm trên đất dự án Cống hoá mương thoát nước Nghĩa Đô (Ảnh: Quốc Trường)
Tại thời điểm này, các văn bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đã chi rõ, trên phần đất dự án này hiện tại đang la liệt sai phạm, cụ thể tại ô đất số 1 có diện tích 3.704m2 được cấp phép để xây dựng nhà đỗ xe và dịch vụ phụ trợ quy mô 2 tầng và sân đỗ xe ngoài trời. Tuy nhiên, chủ thuê lại khu đất lại cho kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cửa hàng nội thất, đại lý Yamaha.
Phần bãi xe ngoài trời cũng được dựng khung sắt, mái tôn xây dựng trái phép thành phòng diện tích khoảng 60m2. Tại ô đất số 2, có diện tích 2324m2, Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ đã cho kinh doanh nhà hàng cà phê, salon làm đẹp, cửa hàng KFC.
Thậm chí, khu nhà điều hành quản lý dự án cống hoá mương cũng bị ‘xẻ thịt” làm quán cà phê, hiệu sách. Khu diện tích để trồng sân vườn, cây xanh đã bị bê tông toàn bộ diện tích 1485m2 chia ô, lắp dựng khung sắt mái tôn, mái nhựa…
Liên quan đến những sai phạm trên, lãnh đạo phường Quan Hoa thời kỳ này cho biết đã lên kế hoạch cưỡng chế đối với việc vi phạm trên dự án cống hoá mương thoát nước Nghĩa Đô. Và phía Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ cũng đã có văn bản xin tự tháo dỡ các công trình vi phạm…
Tuy nhiên, sau sau đợt ra quân, cưỡng chế, xử lý các công trình vi phạm của phường Quan Hoa, thì sau đó một thời gian, các công trình vi phạm mới lại ồ ạt mọc lên, các nhà hàng, quán nhậu, gara ô tô… lại rầm rộ kinh doanh buôn bán như chưa có chuyện gì xảy ra.
Và suốt từ thời điểm đó đến nay, hàng loạt công trình xây dựng, hoạt động sai phép, vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị… này vẫn “án ngữ”, kinh doanh thu lợi nhuận trên lô đất này, mà không được chính quyền phường Quan Hoa và quận Cầu Giấy xử lý dứt điểm.
Cho đến thời điểm hiện tại, khi quận ra Quyết định, thông báo sẽ cưỡng chế vào từ 8 giờ 00 phút ngày 17/5/2018 đến khi kết thúc (trong thời gian hành chính), thì danh sách các công trình sai phạm đã lên tới con số 42 công trình…
Khó, hay có sự buông lỏng công tác quản lý?
Liên quan đến những sai phạm kéo dài này, cuối tháng 12/2017, sau khi dư luận và các cơ quan báo chí phản ánh, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thông báo kết luận nêu rõ, theo quy định của pháp luật về đất đai thì mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc UBND TP. Hà Nội ra Quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Để các công trình vi phạm phát sinh, kéo dài... thì trách nhiệm của chính quyền quận Cầu Giấy đến đâu?
Các doanh nghiệp được thuê đất mương thoát nước để "cống hóa" làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương sau khi "cống hóa" đã được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng, một phần diện tích bị chuyển nhượng, diện tích đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê tông là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng…
Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, thu hồi các quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô đã cấp cho doanh nghiệp; xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các công trình xây dựng không phép, sai phép và giải quyết các vấn đề phái sinh, liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án mở rộng đường Phan Kế Bính phải công khai để Nhân dân biết, giám sát và phải thực hiện đấu thầu dự án minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật đối với các cơ quan, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô và quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các ý kiến chỉ đạo nêu trên trước ngày 01/4/2018.
Vì sao đã hơn 4 năm trôi qua, mà các vị lãnh đạo phường Quan Hoa, lãnh đạo Quận Cầu Giấy vẫn không thể xử lý dứt điểm các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô? Công tác quản lý, giám sát địa bàn thế nào? Có hay không việc buông lỏng công tác quản lý, để sai phạm phát sinh, kéo dài…? Là những câu hỏi đang được dư luận thủ đô đặc biệt quan tâm, đặt ra trước ngày Lãnh đạo quận Cầu Giấy “sắn tay áo” vào cuộc cưỡng chế tới đây.
Danh sách 42 công trình cưỡng chế tại 4 ô đất gồm:
- Ô số 1 (14 cơ sở): Nhà hàng làng nướng Bắc Bộ; bãi trông giữ xe Hoàng An; nhà hàng Nhất nướng lẩu; nhà hàng Hà lẩu; nhà hàng hải sản gia đình; nhà hàng Tú gà; cửa hàng rượu vang Napa Valley USD Wine; trung tâm sửa xe Gia Minh Yamaha; nhà hàng Mộc mạc quán; nhà hàng bò bít tết kiểu Pháp - Steak Holic; nhà hàng Nét Huế; nhà hàng Lục lạc vàng; cửa hàng sửa chữa xe ô tô của Công ty Nhật Phát.
- Ô số 2 (6 cơ sở): Highland Coffee; nhà hàng KFC; trung tâm thể hình Fitness World; salon tóc Thúy Hằng; bãi trông giữ xe của Công ty CP đầu tư An Vạn; trung tâm rửa xe Công Triệu- Lẩu nướng Linh Dương.
- Ô số 3 (8 cơ sở): Bãi đỗ xe và nhà hàng lẩu nướng 3-Ku; lẩu nướng 23 zô; cửa hàng sửa xe của ông Nguyễn Mạnh Quyết; nhà hàng Moo Beef Steak; nhà hàng Burger King; nhà hàng phở Hùng và cửa hàng sửa xe Việt Á.
- Ô số 4 (14 cơ sở): Chợ nướng Ba Voi; lối vào và lối ra hầm để xe ô đất số 4 của Công ty CP TMDV Cổng vàng; cửa hàng nhôm kính Sơn Tùng; cửa hàng xe máy ủy nhiệm Honda; lối vào karaoke Vũ Hải; nhà hàng nướng lẩu Club BBQ; nhà hàng Vuvuzela; nhà hàng K-pub; ngân hàng G bank - Văn phòng giao dịch Hùng Vương; cửa hàng nội thất Trung Anh; siêu thị điện máy Bách khoa; nhà hàng lẩu Buffer bò Mỹ; nhà hàng lẩu nướng Gật gù và nhà hàng đồ nướng 61 Quán Sứ.
Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Tuấn Ngọc – Nguyên Vũ
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM