Hà Nội: "Siết chặt" hoạt động khai thác khoáng sản
THCL- Trước thực trạng nạn khai thác cát trái phép ở lòng
THCL Trước thực trạng nạn khai thác cát trái phép ở lòng sông đang diễn ra khá phổ biến, sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng chưa đúng quy định, trong khi công tác xử lý chưa nghiêm dẫn đến tình trạng vi phạm, bị xử lý rồi lại "tái" diễn. Trước thực trạng trên, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nhằm siết chặt hoạt động này.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác cát của Công ty TNHH TM&XD Anh Tùng
Để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương áp dụng những biện pháp “mạnh” nhằm siết chặt hoạt động quản lý, khai thác trong lĩnh vực này.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo Sở TN&MT phải khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan và các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch thanh tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động hoặc tham mưu cho thành phố thu hồi giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cũng theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT là cơ quan đầu mối phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, giám sát theo quy định đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm trên các tuyến sông. Theo đó, sẽ kiên quyết xử lý các đơn vị lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, không thực hiện đúng chuẩn tắc thiết kế, thời gian nạo vét.
Sở GTVT chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép. UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép; xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với UBND TP biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhiều năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn TP. Hà Nội còn rất nhiều tồn tại, bất cập, đặc biệt là tình trạng khai thác cát trái phép dưới lòng sông vẫn diễn ra phổ biến. Theo thống kê, toàn thành phố có khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có 12 đơn vị khai thác đá, còn lại là các đơn vị khai thác cát, trung chuyển vật liệu xây dựng.
Từ thực tế kiểm tra của ngành chức năng thành phố mới đây cho thấy, hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn Hà Nội chủ yếu dưới hình thức hút cát từ lòng sông đưa lên tàu vận chuyển tới bãi chứa ven bờ, do đó không chỉ làm thất thoát tài nguyên, vi phạm ATGT đường thủy, vi phạm pháp luật về khoáng sản mà còn tạo ra nguy cơ sạt lở bờ sông, ảnh hưởng dòng chảy và hệ thống đê kè cũng như gây ô nhiễm môi trường khu vực.
Đáng lưu ý, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường của hầu hết các đơn vị khai thác còn rất hạn chế. Công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khu khai thác mỏ đá cũng không được quan tâm, thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết.
Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT Hà Nội, qua kiểm tra 14 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn, có tới 8 doanh nghiệp vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản như chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai để được giao đất và ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước nhưng đã tổ chức khai thác phục vụ kinh doanh; do đó, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; hay có những đơn vị chấm dứt hoạt động từ nhiều năm nay song vẫn chưa trả lại mặt bằng cho địa phương quản lý để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích…
Liên quan đến hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn TP Hà Nội, thời gian vừa qua, Bộ Công an, CA TP Hà Nội và các cơ quan chức năng đã tổ chức truy quét, triệt phá thành công nhiều nhóm đối tượng. Đặc biệt, vụ việc ngày 14/4/2015, lực lượng trinh sát thuộc Cục CSGT phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát môi trường và Công an quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác cát của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Anh Tùng có trụ sở tại thôn Liên Mạc, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Qua kiểm tra trụ sở công ty, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu có liên quan ghi nhận khối lượng cát được khai thác. Sơ bộ chỉ tính trong thời gian từ ngày 8/4 đến ngày 13/4 trung bình mỗi ngày công ty đã khai thác 8.000m³ cát, thu về hơn 1,3 tỷ đồng. Bước đầu đã xác định Công ty Anh Tùng đã tổ chức khai thác vượt từ ba đến bốn lần số lượng so với giấy phép của UBND Thành phố Hà Nội về khai thác khoáng sản và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia, tận thu sản phẩm đoạn cạn Thượng Cát - Võng La. |
Hiện, vụ việc vẫn chưa được các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm trước pháp luật./.
Tuấn Ngọc (Thương hiệu & Công luận)
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường