Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: “Lộ sáng” hàng loạt sai phạm tại dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

“Khởi công xây dựng khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế của Bộ Xây dựng, thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở KH&CN; chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư…” là những sai phạm tại dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tại Kết luận thanh tra số 1785/TB-TTCP ngày 19/7/2017.

Khởi công khi chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư

Theo Kết luận thanh tra số 1785/TB-TTCP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn TP. Hà Nội nêu rõ:

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được triển khai trong khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng, thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở KHCN, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Việc lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định của Nhà đầu tư còn hạn chế và được thực hiện trong quá trình thi công nhà máy.

Cơ quan quản lý Hợp đồng là Sở TNMT không kịp thời tham mưu cho UBND TP. Hà Nội để hướng dẫn Nhà đầu tư lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đảm bảo theo yêu cầu của Hợp đồng và quy định của Pháp luật Việt Nam dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện.

Hà Nội: “Lộ sáng” hàng loạt sai phạm tại dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - Hình 1

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

Việc Nhà đầu tư ký hợp đồng EPC và tổng thầu EPC đã thực hiện thi công xây dựng từ tháng 1/1/2009 theo hồ sơ và thiết kế chưa được các cơ quan chức năng thẩm định, thẩm tra, thể hiện việc thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý và các cơ quan khác có liên quan thuộc UBND TP. Hà Nội đối với Nhà đầu tư cũng như Tổng thầu EPC.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khuyết điểm, sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.

Cũng theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, toàn bộ quá trình thi công, thực hiện dự án trước khi ký hợp đồng BT không có sự tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, của các sở, ban ngành thuộc UBND TP. Hà Nội.

Chưa có đầy đủ cơ sở về hồ sơ, tài liệu theo quy định để xem xét quyết toán đối với một số hạng mục chi phí (chi phí lãi vay, chi phí luật, chi phí luật chung…) theo đề nghị của Nhà đầu tư.

Trong điều kiện bình thường, chất lượng nước thải sau xử lý không đạt theo yêu cầu của Hợp đồng BT.

Thậm chí, tại một số chỉ tiêu cụ thể, trường hợp có bổ sung định lượng các bon cũng không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Hợp đồng BT.

Việc Sở TNMT và liên ngành có văn bản số 2109/STNMT-BDA ngày 8/5/2013 gửi Tổng cục môi trường- Bộ TNMT đề nghị áp dụng giá trị cột B quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT là chưa phù hợp với quy định của Hợp đồng BT.

Hậu quả là toàn bộ nước thải sinh hoạt của khu Công viên Yên Sở, các khu đô thị C1, C2 (khoảng 10.000m3/ngày) chưa được Công ty Gamuda Việt Nam tiến hành qua bước thu gom xử lý theo quy định.

Giá trị thực hiện nạo vét và đề nghị quyết toán vào giá trị dự án theo báo cáo của Nhà đầu tư là 9.857.505 USD, không có hồ sơ, tài liệu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định và phê duyệt về biện pháp thi công, khối lượng nạo vét thực tế, đơn giá, định mức thực hiện.

Việc lập, phê duyệt, triển khai việc thực hiện nạo vét hồ, việc giám sát thi công và công tác hoàn công đều do Nhà đầu tư triển khai, không có sự tham gia giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chức năng thuộc UBND TP. Hà Nội.

Vì vậy, chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định để làm cơ sở xem xét quyết toán đối với giá trị nạo vét này.

Việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án 18 tháng, nguyên nhân chính là do việc thực hiện công tác xây dựng đối với một số nội dung, hàng mục bị điều chỉnh thiết kế; chất lượng nước thải đầu ra chưa được làm rõ và xử lý triệt để các thông số Ni tơ, Phố pho.

Việc chậm trễ trong thành lập Hội đồng nghiệm thu, bàn giao vận hành nhà máy… làm tăng chi phí phát sinh ngoài Hợp đồng, giá trị sau kiểm toán là 11.548.183 USD.

Nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm đối với các khoản phát sinh tăng nêu trên chưa được UBND TP. Hà Nội, các sở, ngành có liên quan thẩm tra, thẩm định, làm rõ để làm cơ sở xem xét, quyết toán.

Nhiều hạng mục chênh lệch hàng chục triệu USD

Trước đó, theo kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở của Kiểm toán Nhà nước (công bố trong tháng 2/2017) chỉ rõ: UBND TP. Hà Nội và nhiều sở, ngành liên quan đã không giám sát, quản lý chặt chẽ dẫn đến chênh lệch hơn 147,8 triệu USD so với quyết toán, giao đất đối ứng cho Gamuda Land Việt Nam.

Cụ thể, theo kết quả kiểm toán, tổng số chi phí chênh lệch dự án lên tới hơn 147,8 triệu USD và hơn 20,6 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng sau khi kiểm toán giảm tới 44,8 triệu USD. Nguyên nhân chi phí xây dựng theo báo cáo của chủ đầu tư cao hơn nhiều so với số liệu sau kiểm toán là do tính sai khối lượng quyết toán ở một số công việc và sai đơn giá nguyên vật liệu. UBND TP. Hà Nội giao đất đối ứng cho chủ đầu tư cao hơn giá trị quyết toán dự án.

Hà Nội: “Lộ sáng” hàng loạt sai phạm tại dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - Hình 2

Kiểm toán nhà nước chỉ rõ: Hàng loạt Sở, ngành tư vấn sai khiến ngân sách mất nghìn tỷ đồng

Trong đó, chi sai khối lượng hơn 2,6 triệu USD, khối lượng cọc bê tông tại các hạng mục không đúng khối lượng cọc và đóng âm; sai đơn giá 6 triệu USD; giảm 36,1 triệu USD, bao gồm những hạng mục không đủ giá trị xác định, giảm chi phí nhân công, giảm chi phí chung, giảm chi phí nạo vét 5 hồ Yên Sở do các hồ này đã được nạo vét trước thời điểm dự án được phê duyệt.

Ngoài ra, chi phí thiết bị cũng được kiểm toán xác định giảm 33,6 triệu USD, bao gồm: Chi sai khối lượng 3,6 triệu USD; sai tỷ lệ 3,7 triệu USD; các hạng mục sai khác trên 26,2 triệu USD. Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn được báo cáo tăng lần lượt hơn 11,1 triệu USD và 9,1 triệu USD. Các chi phí khác giảm trên 41,4 triệu USD liên quan đến các khoản chi chưa được bên A kiểm tra và chấp thuận, chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay…

Riêng khoản thuế VAT, chủ đầu tư khai thấp hơn so với số liệu kiểm toán hơn 4 triệu USD. Chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) theo số liệu báo cáo của chủ đầu tư tăng hơn 20,6 tỷ đồng, nằm ngoài khoản chi phí bồi thường GPMB đã được thành phố phê duyệt. Chi phí giai đoạn 2 giảm 11,5 triệu USD.

Căn cứ kết quả kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị Tập đoàn Gamuda Berhad và Gamuda Land Việt Nam giảm giá trị quyết toán dự án hơn 61,9 triệu USD, tương đương trên 1.300 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu chủ đầu tư nộp trả UBND TP. Hà Nội hơn 22,1 triệu USD, do giá trị sử dụng đất giao cho chủ đầu tư cao hơn giá trị quyết toán dự án đã được Kiểm toán nhà nước xác định. UBND TP. Hà Nội giảm số thanh toán cho chủ đầu tư trên 39,8 triệu USD.

Theo Kiểm toán nhà nước, UBND TP. Hà Nội không có văn bản chỉ đạo việc chủ đầu tư tự ý lắp đặt các thiết bị thay đổi so với danh mục thiết bị đã được quy định tại hợp đồng BT. UBND TP. Hà Nội không có văn bản chấp thuận giá trị dự toán của dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở tại Văn bản số 491 ngày 22/1/2014 của Sở TN&MT Hà Nội.

Kiểm toán nhà nước xác định, Sở TN&MT, đơn vị được thành phố ủy quyền ký hợp đồng BT xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã tham mưu cho UBND TP. Hà Nội chấp thuận ký hợp đồng BT bỏ qua nội dung: “Trước khi bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm mọi chi phí để vận hành nhà máy trong 5 năm sau” đã được thành phố quy định tại Điều 2, Quyết định 300/QĐ-UBND ngày 28/7/2008, dẫn đến thành phố phải tự bỏ chi phí vận hành  từ ngày 1/12/2013 đến ngày 12/11/2016 với số tiền 275,5 tỷ đồng; chậm đôn đốc chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán so với hợp đồng BT.

Sở KH&ĐT Hà Nội thẩm định tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt chưa đảm bảo theo quy định làm tăng vốn cho dự án. Cụ thể, tăng thêm 15% khối lượng công tác khác 18,4 triệu USD; lợi nhuận định mức tăng hơn 785 nghìn USD; sai khối lượng, đơn giá 12,7 triệu USD; giá thiết bị tăng 26,4 triệu USD… so với dự toán được duyệt, tổng mức đầu tư tăng 81,6 triệu USD.

Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội, Sở KH&CN Hà Nội liên quan đến việc thẩm định dự toán đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị nằm ngoài danh mục thiết bị đã được quy định tại hợp đồng BT.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị UBND TP. Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với Sở TN&MT, Sở KH&CN, Sở KH&ĐT. Đồng thời, đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với Sở TN&MT trong việc tham mưu cho UBND thành phố chấp thuận ký hợp đồng BT.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở trước đây là một hạng mục của Công viên Yên Sở, được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài của Tập đoàn Gamuda Berhad. Sau đó, dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được tách ra thành dự án riêng, được đầu tư theo hình thức BT tại Biên bản thỏa thuận ngày 14/8/2007 giữa UBND TP. Hà Nội và Tập đoàn Gamuda Berhad.

Dự án được phê duyệt theo Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND TP. Hà Nội. Quy mô đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ xử lý sinh học theo mẻ với công suất 200.000m3/ngày đêm. Tổng mức đầu tư của dự án là 319.205.770 USD. Ngày 29/9/2011, dự án được ký hợp đồng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ
Xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT Vĩnh Phúc về việc xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên ngày 18/9 của các công ty chứng khoán.

Hải Dương có tân Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
Hải Dương có tân Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường

Ông Dương Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Nam Sách được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương từ ngày 17/9/2024.

PV GAS chính thức cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc
PV GAS chính thức cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc

Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức cấp khí lần đầu (gas in ) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến khảo sát Vịnh Hạ Long
Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến khảo sát Vịnh Hạ Long

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, chiều 17/9, đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc do ông Trần Đông, Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Phúc Kiến làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long.