Góp ý sửa Nghị định 52 về thương mại điện tử
Sáng 14/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động để góp ý xây dựng dự thảo này. Nội dung của dự thảo bổ sung một số quy định về cơ chế quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; trong đó, bao gồm điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài; đăng ký website bán hàng của thương nhân nước ngoài, của thương nhân nước ngoài bán hàng qua sàn thương mại điện tử Việt Nam...
Theo ý kiến các các doanh nghiệp, trên thực tế, văn bản dự thảo nghị định sửa đổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử trong nước. Theo đó, các thương nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; các mạng xã hội; các doanh nghiệp logistics và các tổ chức, doanh nghiệp khác có hoạt động liên quan đến thương mại điện tử cũng đều chịu tác động, ông Tuấn nhấn mạnh.
Cũng tại hội thảo, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết việc sửa đổi Nghị định 52 nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thương mại điện tử, khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, không để thương mại điện tử bị lợi dụng và trở thành phương thức thực hiện các hành vi mua bán, lưu thông hàng hóa vi phạm pháp luật khác.
Theo đúng quy định và trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng VCCI và các cơ quan chức năng tiến hành thu nhận các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp để góp ý xây dựng dự thảo luật để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp...
Về cơ bản, dự thảo nghị định sửa đổi tập trung vào 4 nhóm chính sách là thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; minh bạch hóa thông tin hàng hóa và dịch vụ trong thương mại điện tử; quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội và quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài.
Quan điểm chung của cơ quan soạn thảo khi xây dựng luật là phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển. Đồng thời, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác hiện hành; đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các điều kiện thực tế; đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh và minh bạch của tất cả các chủ thể tham gia thị trường.
Góp ý xây dựng dự thảo nghị định, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law cho rằng, quy định trách nhiệm cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước công cụ tra cứu các thông tin liên quan tới người bán để phục vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo là cần thiết.
Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân theo Luật Luật An toàn thông tin mạng, Bộ Luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, các công vụ tra cứu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng lọt/lộ thông tin của doanh nghiệp hay dữ liệu cá nhân người dùng khi rủi ro mất an toàn thông tin mạng là luôn hiện hữu từ các cuộc tấn công hoạt chiếm đoạt thông tin trên không gian mạng trên thế giới trong thời gian gần đây.
Đại diện sàn thương mại điện tử Sendo cho rằng Dự thảo Nghị định giới hạn việc tiếp cận thị trường ở quy định chỉ có “các nhà đầu tư nước ngoài thuộc danh sách các công ty công nghệ uy tín toàn cầu trong lĩnh vực thương mại điện tử do Bộ Công Thương công bố định kỳ” mới được phép tiếp cận thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam là làm khó cho các sàn thương mại điện tử “nội”. Theo đại diện Sendo, các công ty nội như Sendo, Tiki việc tiếp cận vốn không dễ dàng và cần nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư với các thành phần đa dạng như các quỹ, các doanh nghiệp nước ngoài. Quy định như Dự thảo tạo rào cản cho Sendo làm hạn chế danh sách các nhà đầu tư.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà đánh giá việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài theo văn bản dự thảo nghị định dường như chưa có sự thông thoáng, nhiều giấy tờ có liên quan làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn gấp nhiều lần cho doanh nghiệp. Điều này có thể gây ra tâm lý bất an cho nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động ở Việt Nam. Việc chấp nhận đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt trên cơ sở tham vấn ý kiến từ Bộ Công Thương. Do đó, nếu phải thêm một lần nữa xin lại ý kiến của Bộ Công Thương khi điều chỉnh đăng ký hoặc giấy phép hoạt động có thể kéo theo sự chồng chéo và gây xung đột về chức năng cấp phép đầu tư.
Trúc Mai
Tin mới
Nghệ An: NM Thủy điện Khe Bố luôn chủ động - sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
Trước mùa mưa bão năm 2024, Nhà máy Thủy điện Khe Bố đã triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ, đập, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du; vận hành sản xuất điện hiệu quả, sẵn sàng ứng phó với các tình huống do mưa bão gây ra...
Châu Âu hiện phải vượt qua "cơn bão kép" sau khi tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế
Ủy viên phụ trách kinh tế của Châu Âu, Paolo Gentiloni trả lời phỏng vấn CNBC tại Diễn đàn Ambrosetti diễn ra ở Italy rằng: Nền kinh tế của khối nhìn chung tăng trưởng yếu, nhưng không có bất kỳ "lời tiên tri khủng khiếp" nào - đơn cử như suy thoái, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hay chia rẽ - xảy ra trong hai hoặc ba năm qua.
Quảng Nam: TP. Hội An cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án
Chiều 10/9, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình - Tổ trưởng Tổ công tác số 2 có buổi kiểm tra, làm việc với lãnh đạo TP. Hội An về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024...
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh. Ông Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định.
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CIPCO
Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (CIPCO), để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm
Ngày 10/9, Đoàn giám sát - Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại các huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu