Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Quản chặt việc kinh doanh vốn
Với khoảng 1.000 DN có vốn nhà nước đang hoạt động, việc giám sát hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các DN này đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn tại DNNN đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sớm có một chế tài quản lý minh bạch.
THCL Với khoảng 1.000 DN có vốn nhà nước đang hoạt động, việc giám sát hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các DN này đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn tại DNNN đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sớm có một chế tài quản lý minh bạch.
Hơn 3,1 triệu tỷ đồng vốn tại DNNN
Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhà nước đang đầu tư vốn tại hơn 1.000 DN, trong đó 781 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và 248 DN có cổ phần của Nhà nước. Tổng tài sản của các DNNN khoảng hơn 3,1 triệu tỷ đồng, hệ số vốn sở hữu khoảng 40%.
Bộ Tài chính đánh giá, trong những năm qua, công tác giám sát tài chính DNNN và DN có vốn nhà nước đã có những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý và giám sát vốn đầu tư tại DNNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ và liên tiếp được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đã phần nào hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại DNNN. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại DN đã được xác lập rõ hơn. Phương thức quản lý, giám sát được thay đổi gắn với phân loại, đánh giá DN.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, giám sát tài chính được xem như là một trong những biện pháp quản lý, trong đó chủ sở hữu thông qua các hình thức, phương thức và các chỉ tiêu giám sát để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của mình đối với các hoạt động của DN. Qua đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện những rủi ro để cảnh báo DN. Mục tiêu cuối cùng của giám sát tài chính là nhằm bảo toàn và phát triển số vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào DN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát tài chính tại các DNNN và DN có vốn nhà nước còn nhiều hạn chế, cơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại DNNN còn phân tán, chồng chéo; giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DN chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao; công tác giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước…
Nắm rõ số liệu để điều chỉnh chính sách
Tại Hội thảo về quản lý DNNN vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia tài chính đã đóng góp nhiều ý kiến xác thực nhằm quản lý chặt chẽ khối DN này.
GS. TS. Văn Tông Du, Phó viện trưởng Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) cho rằng: "Các DNNN cần thiết phải báo cáo số liệu tài vụ hàng tháng, quý, năm cho Bộ Tài chính để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thông qua phân tích số liệu, Bộ Tài chính có thể dự đoán biến động và xu hướng kinh doanh của DN, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Và một biện pháp khác cần thực hiện đó là cho phép quản lý kinh doanh vốn nhà nước thông qua mức độ nộp ngân sách của DNNN, trong đó có quản lý dự toán thu và chi đối với kinh doanh vốn nhà nước. Việc quản lý dự toán thu chủ yếu dựa vào số liệu nộp lãi sau thuế của DN".
Làm rõ những khó khăn vướng mắc, tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn nữa trong công tác giám sát tài chính DNNN và DN có vốn nhà nước trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đề nghị, các cơ quan chức năng cần đánh giá thực trạng giám sát tài chính tại các DNNN và DN có vốn nhà nước trên các nội dung: chủ thể giám sát, nội dung giám sát, hình thức giám sát, phương thức giám sát, chỉ tiêu giám sát… Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, cũng như những bất cập trong cơ chế giám sát tài chính hiện hành.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, cần thiết lập Ủy ban Quản lý DNNN trực thuộc Chính phủ để quản lý khu vực DNNN, không để DN nào trực thuộc bộ, ngành, địa phương (trừ DN công ích). Nhiệm vụ của ủy ban này là tiếp tục thực hiện quá trình tổng thể tái cơ cấu DNNN - một trong 3 trọng tâm tái cơ cấu của nền kinh tế.
Theo TS. Trần Du Lịch: “Tôi kiên định với đề xuất lập Ủy ban Quản lý DNNN từ rất lâu, vì như thế mới giải quyết được vấn đề tách quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ kinh doanh, sắp xếp tổng thể khu vực DNNN. Ủy ban này chỉ làm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước, còn lĩnh vực kinh doanh đã có chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ - do HĐQT làm. Với mô hình này, bộ trưởng không có nhiệm vụ phải đi từng DN giải quyết việc nọ việc kia, mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước...”
Quang Nam
Tin mới
Thanh Hoá có thêm khu công nghiệp đa ngành hơn 250ha
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Đa Lộc, huyện Hậu Lộc.
Dự báo tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%.
Ông Kiều Nam Thành giữ chức Tổng Giám đốc SAMCO
Sáng 17/9, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi lễ trao quyết định cán bộ đối với chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH một thành viên (SAMCO).
UNDP trao tặng 700 bộ đồ dùng gia đình cho bà con Yên Bái sau bão
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vừa trao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái. Đây là hỗ trợ ban đầu trong nỗ lực của UNDP nhằm giúp chính phủ và người dân phục hồi sau trận bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 3 thập kỷ qua.
Đề xuất quy định về Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bắc Ninh tăng cường chỉ đạo, khôi phục sản xuất thuỷ sản sau mưa lũ
Tại Văn bản số 1629/SNN-CNTYTS, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, khôi phục thủy sản sau mưa lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%