Ngày 23/5, Hiệp hội Doanh nghiệp các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Nordcham Vietnam), phối hợp cùng Decision Lab tổ chức Hội nghị Tài chính với chủ đề “Nâng cao sức khỏe tài chính người Việt Nam”.
Hội nghị quy tụ gần 100 lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành cùng thảo luận về những giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tài chính, hỗ trợ người dân Việt Nam đạt được sự ổn định và tự chủ tài chính.
Người Việt cần một hệ sinh thái tài chính toàn diện
Mở đầu sự kiện, Tiến sĩ Trịnh Quang Long - Giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM và chuyên gia tư vấn tại Viện nghiên cứu Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) đã có những phân tích về bối cảnh kinh tế vĩ mô, cũng như tầm quan trọng của kiến thức tài chính trong việc hỗ trợ người dân vượt qua những thách thức hiện tại và hướng tới sự thịnh vượng trong tương lai.
Theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo được thực hiện cùng mới đây, ông Thue Quist Thomasen - CEO Decision Lab cũng cho biết sức khỏe và sự an tâm trong tài chính là chìa khóa cho năng suất cá nhân, lợi nhuận kinh doanh và sự thịnh vượng quốc gia. Khi mọi người biết cách quản lý tiền bạc của mình và cảm thấy an toàn về tài chính cá nhân, họ sẽ hạnh phúc và thành công hơn trong công việc. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế.
Là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, nhận thấy vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân, qua đó xây dựng một hệ sinh thái tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Pham Ngoc Khang - Tổng giám đốc cho rằng hành trình này cần bắt đầu từ những bước nhỏ nhất và phát triển theo quá trình, quan trọng hơn là sự cam kết và trách nhiệm của cả khách hàng trong việc quản lý tài chính cá nhân.
cam kết là đơn vị cho vay có trách nhiệm, đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để cung cấp cho họ những giải pháp tài chính minh bạch. Nhưng điều quan trọng là khách hàng cũng cần hiểu rõ cam kết mà họ đang thực hiện. Tại , chúng tôi đảm bảo hai yếu tố này bằng cách cung cấp đa dạng sản phẩm được cá nhân hóa, cũng như kiến thức về quản lý tài chính cho khách hàng và cộng đồng”, ông Pham Ngoc Khang nói.
Trong đó, đồng hành cùng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước xây dựng nội dung cho nhiều chương trình giáo dục tài chính như Đồng tiền thông thái, Tay hòm chìa khóa, Tiền khéo tiền khôn…, đồng thời cũng phối hợp với các chuyên gia tài chính Việt Nam xuất bản cuốn sách Hiểu về tài chính.
Những hoạt động này nhằm mang đến lý giải dễ hiểu về các thuật ngữ tài chính, cũng như một số mẹo để nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý nguồn tiền cho người tiêu dùng, thông qua nhiều nền tảng truyền thông và mạng xã hội để tiếp cận đa dạng đối tượng.
cũng tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng sinh kế và kỹ năng quản lý tài chính cho phụ nữ trong khuôn khổ dự án Home for Life, hỗ trợ hàng trăm phụ nữ làm chủ cuộc sống. Thông qua chương trình này, hàng trăm phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn đồng thời được hỗ trợ tài chính để khởi nghiệp, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống cho riêng gia đình họ mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động khác.
Chung tay đồng hành, nâng cao kiến thức về tài chính cho cộng đồng trong tương lai
Thực tế, để triển khai hàng loạt chương trình như vậy, Việt Nam đã hợp tác với nhiều đơn vị quản lý chuyên ngành và địa phương, cũng như các tổ chức như NOI và Hagar International. Bên cạnh đó, để nắm bắt bối cảnh thị trường thực tế và những mong đợi của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia và đơn vị nghiên cứu, đơn cử phối hợp Decision Lab thực hiện báo cáo “Nâng cao sức khỏe tài chính người Việt Nam” vừa qua.
“Tài chính toàn diện thực sự là một hành trình dài hơi cần có sự đồng hành của tất cả chủ thể”, ông Pham Ngoc Khang nhấn mạnh.
Tiến sĩ Trịnh Quang Long cũng cho rằng cần có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý, tổ chức giáo dục, tổ chức tài chính và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao kiến thức tài chính và phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Hiện tại, vị chuyên gia đánh giá ở Việt Nam đã có nhiều chương trình giáo dục tài chính, tuy nhiên còn khá rải rác và chỉ tập trung vào một vài đối tượng nhỏ. Do đó, sự hỗ trợ của Chính phủ và sự chung tay của toàn hệ thống sẽ mở rộng quy mô tiếp cận hơn, đem lại hiệu quả cao và toàn diện hơn.
Đặc biệt, một hệ sinh thái tài chính toàn diện phải xuất phát từ việc giáo dục tài chính ngay từ những bậc học nhỏ nhất, để mỗi cá nhân đều hiểu được tầm quan trọng của kiến thức tài chính và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
Vừa qua, và Decision Lab đã công bố Báo cáo “Nâng cao sức khỏe tài chính người Việt Nam”. Đây là kết quả ghi nhận được từ khảo sát hơn 1.200 người từ 18 tuổi trở lên, đại diện cho dân số trực tuyến Việt Nam. Báo cáo cho thấy người Việt Nam đang bước vào năm 2024 với cái nhìn lạc quan hơn nhưng vẫn rất thận trọng về tình hình tài chính cá nhân. Đặc biệt, nhóm người thu nhập thấp đang cần được hỗ trợ và phổ cập tài chính nhiều hơn.
Minh An