Cụ thể: Tại khu vực ĐBSCL, Ri6 A 100.000 – 110.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 85.000 – 95.000 đồng/kg; Ri6 C từ 52.000 – 56.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 125.000 – 130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 105.000 -110.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 58.000- 65.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, Ri6 A 102.000 – 105.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 82.000 – 85.000 đồng/kg; Ri6 C từ 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 120.000 – 125.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 95.000- 105.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 55.000- 63.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên, Ri6 A 102.000 –105.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 82.000 – 85.000 đồng/kg; Ri6 C từ 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A đẹp từ 130.000 – 135.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 110.000- 115.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 55.000- 60.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng vẫn ở mức cao, sầu Thái A đẹp và Ri6 A đẹp luôn ở mức giá tốt,Ri6 hút hàng (Ảnh: internet)
Giá sầu riêng vẫn ở mức cao, sầu Thái A đẹp và Ri6 A đẹp luôn ở mức giá tốt, Ri6 hút hàng (Ảnh: Internet)

Giá sầu riêng xuất khẩu: Ri6 hạng A giá 145.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên);  Ri6 hạng B giá 123.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá 170.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 148.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng tiếp tục là mặt hàng đóng góp lớn nhất, mang về hơn 3 tỷ USD trong 10 tháng, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm khác như chuối, xoài, thanh long và hàng chế biến cũng góp phần quan trọng.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, nhập khẩu 3,8 tỷ USD rau quả Việt Nam trong 9 tháng, tăng 38% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan vượt Mỹ, trở thành thị trường lớn thứ hai với 202 triệu USD, tăng 87%. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.

L.T ( t/h)