Đường cất - hạ cánh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng không
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đã nêu những vấn đề liên quan đến sự ách tắc của cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất - trở thành đế tài nóng trong các diễn đàn nghị sự cấp nhà nước.
Tuy nhiên, một thực tế đó là CHKQT Tân Sơn Nhất không chỉ tắc nghẽn ở mặt đất; mà ngay trên vùng không phận tiếp cận của Tân Sơn Nhất, cũng có những thời điểm, máy bay phải bay - chờ do mật độ bay tăng cao và việc mở thêm đường cất hạ cạnh (CHC) thứ 3, cũng đang được Quốc hội đưa ra.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Như Long – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Theo ông, để một cảng hàng không hoạt động hiệu quả, cần những yếu tố nào?
Ông Trịnh Như Long: Bất kỳ một CHKQT nào cũng được thiết lập với một hoặc nhiều vai trò nhất định. Với một CHKQT quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất thì các vai trò chính bao gồm cả chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, kinh tế. Vì vậy, về hiệu quả của một CHKQT, phải đánh giá được việc thực hiện từng vai trò của CHKQT đó.
Ông Trịnh Như Long: "Một CHKQT hoạt động hiệu quả nhất khi nó thực thi đồng bộ các vai trò của mình và đạt ngưỡng công suất thiết kế của nó" (Ảnh:VNA).
Về cơ bản, Một CHKQT hoạt động hiệu quả nhất khi nó thực thi đồng bộ các vai trò của mình và đạt ngưỡng công suất thiết kế của nó. Khai thác dưới công suất thiết kế, sẽ không phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Khi khai thác ở mức quá tải (so với thiết kế), có thể phát sinh các vấn đề lớn mà phải xử lý, đôi khi không xử lý triệt để được (rủi ro an toàn, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn...).
Trên các kênh truyền thông đã đăng tải ý kiến của nhiều đại diện các quan - bộ, ngành và hầu hết đều cho rằng, cần phải mở rộng CHKQT quốc tế Tân Sơn Nhất, bằng cách giải tỏa sân golf để mở thêm đường CHC, sân đỗ, nhà ga, hệ thống giao thông vào cảng... Quan điểm của ông về vần đề này như thế nào?
Ông Trịnh Như Long: Ngày 12/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu mở rộng CHKQT quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là nhiệm vụ rất cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không tại CHKQT Tân Sơn Nhất, phục vụ phát triển cho vùng đô thị TP. HCM và các tỉnh phụ cận trong bối cảnh chưa thể có ngay CHKQT Long Thành.
Nhấn mạnh điều này, để thấy rằng, các cấp lãnh đạo chính quyền và mọi người đều thống nhất về nhu cầu và mục tiêu mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, cách thức mở rộng như thế nào, chắc chắn phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá khách quan của tư vấn quốc tế như Chính phủ đã chỉ đạo.
Đoàn báo chí, cùng đại diện Bộ Giao thông vận tải khảo sát đường CHC của sân bay Biên Hòa (Ảnh: Bảo Lan)
Các mắt xích chính trong dây chuyền vận tải hàng không, quyết định đến năng lực của CHKQT Tân Sơn Nhất đều đã - đang và tiếp tục được các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực phục vụ của các mắt xích này, qua đó, giảm ùn tắc và quá tải cho CHKQT Tân Sơn Nhất. TP. HCM đang triển khai thực hiện 6 dự án lớn giải tỏa tắc nghẽn đường ra, vào của cảng hàng không.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng đang phối hợp chặt chẽ để mở rộng sân đỗ máy bay, làm thêm đường lăn, nhà ga T4, tăng năng lực cho khu bay và nhà ga. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã đưa các công nghệ, phương thức điều hành bay hiện đại vào khai thác; tổ chức lại, bổ sung phân khu kiểm soát để tăng năng lực điều hành bay tiếp cận, tại sân, cho CHKQT Tân Sơn Nhất.
Việc mở rộng hạ tầng mặt đất, chỉ giải quyết vấn đề mặt đất. Vậy còn vùng không phận tiếp cận của sân bay, theo ông thì giải quyết vấn đề tắc nghẽn như thế nào? và có ý kiến cho rằng, mở thêm đường CHC thứ 3 về phía sân golf. Vậy liệu "khoảng không gian" phía trên sân golf vẫn đảm bảo được hoạt động CHC?
Ông Trịnh Như Long: Vấn đề tắc nghẽn trên trời, đã được Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam lường trước từ năm 2014, các giải pháp cũng đã được đưa vào Đề án nâng cao năng lực, an toàn và chất lượng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay - được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tháng 12/2014. Tổng công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp này.
Cụ thể: Tháng 8/2016, cặp đường bay song song một chiều Bắc – Nam, áp dụng phương thức dẫn đường vệ tinh RNAV 5 được đưa vào sử dụng, giải tỏa cửa ngõ ra, vào phía bắc, đông bắc và phía đông của CHKQT Tân Sơn Nhất; tháng 11/2016, đưa vào sử dụng các phương thức bay áp dụng dẫn đường bằng vệ tinh RNAV 1 cho vùng trời kiểm soát tiếp cận, giảm đáng kể thời gian chờ của máy bay, tăng năng lực tiếp nhận lên từ 10 - 15%; tháng 4/2017, đã tổ chức lại, tăng thêm phân khu kiểm soát cho CHKQT Tân Sơn Nhất. Về cơ bản, vấn đề tắc nghẽn trên trời cũng đã được kiểm soát. Thực tế, trong dịp cao điểm phục vụ Tết vừa qua, không còn tình trạng nhiều máy bay phải bay chờ.
Các không phận thuộc vùng trời kiểm soát tiếp cận, tại CHKQT Tân Sơn Nhất đã được đưa vào khai thác, sử dụng, không bị ảnh hưởng bởi các công trình dưới mặt đất trong sân bay.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trình bày đề án xây dựng sân bay Long Thành với Bộ GTVT (có sự tham dự của công ty tư vấn nước ngoài), trong đó, giải pháp đảm bảo đường CHC cũng được đưa ra (Ảnh: Bảo Lan)
Việc Quốc hội phê duyệt chủ trương xây dựng Sân bay Long Thành, cũng nhằm mục tiêu giảm tải cho CHKQT Tân Sơn Nhất và đáp ứng nhu cầu phát triển của vận tải hàng không, vì sân bay Biên Hòa cũng không đáp ứng được cả 2 mục tiêu này. Ông có cho rằng, đây là quyết định đúng đắn và phù hợp?
Ông Trịnh Như Long: Quốc hội, sau 2 phiên họp cuối năm 2014 và tháng 6/2015, đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư CHKQT Long Thành nhằm giảm tải cho CHKQT Tân Sơn Nhất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng nói chung và vận tải hàng không nói riêng của đất nước. Đây là một quyết định sáng suốt, có tính chiến lược.
Ngày 12/6/2017, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh việc cần triển khai - thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư CHKQT Long Thành, vừa phải mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất - đã khẳng định rõ ràng quyết tâm chính trị và lập trường của Chính phủ về CHKQT Long Thành.
Cũng cần nhấn mạnh thêm đó là việc duy trì khai thác CHKQT Tân Sơn Nhất, ngay cả khi có CHKQT Long Thành cũng là hiển nhiên. Đối với một vùng đô thị rộng lớn, dân số cao, đầu tàu kinh tế cả nước như TP. HCM và các tỉnh phụ cận, thì 2 CHKQT lớn không bao giờ là thừa. Trên thế giới, rất nhiều đô thị có từ 2 CHKQT trở lên như vậy.
Có một số ý kiến cho rằng, có thể mở đường băng về phía nam. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Trịnh Như Long: Theo tôi được biết, không có phương án nào đề xuất xây dựng đường CHC về phía nam của cặp đường CHC 25/07. Lý do đơn giản vì là khu đô thị đông đúc và có quá nhiều công trình cao tầng làm cho phương án này không khả thi cho hoạt động bay. Các tranh luận hiện nay chỉ đề cập tới đề xuất xây dựng thêm một đường CHC về phía bắc của cặp đường CHC. Vấn đề này, đã được Thủ tướng quyết định mời tư vấn nước ngoài vào khảo sát, đánh giá.
Và tôi cho rằng, mở đường băng về phía bắc cũng phải rộng và dài, như vậy kinh phí để xây dựng cũng không ít. Vì vậy, chắc chắn chúng ta phải xem xét chi tiết và cần thêm các thông tin khảo sát cụ thể, đánh giá và các khuyến cáo của tư vấn nước ngoài.
Trong thời gian này, các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các giải pháp để nâng cao năng lực cho CHKQT Tân Sơn Nhất như tôi đã trình bày ở trên. Trong đó, bao gồm cả mở rộng sân đỗ, làm thêm nhà ga, xây dựng mới đường lăn về phía nam mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư, đền bù giải tỏa cũng ít hơn...
Trân trọng cảm ơn ông!
Bảo Lan (Thực hiện)
Tin mới
Thanh Hoá có thêm khu công nghiệp đa ngành hơn 250ha
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Đa Lộc, huyện Hậu Lộc.
Dự báo tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%.
Ông Kiều Nam Thành giữ chức Tổng Giám đốc SAMCO
Sáng 17/9, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi lễ trao quyết định cán bộ đối với chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH một thành viên (SAMCO).
UNDP trao tặng 700 bộ đồ dùng gia đình cho bà con Yên Bái sau bão
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vừa trao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái. Đây là hỗ trợ ban đầu trong nỗ lực của UNDP nhằm giúp chính phủ và người dân phục hồi sau trận bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 3 thập kỷ qua.
Đề xuất quy định về Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bắc Ninh tăng cường chỉ đạo, khôi phục sản xuất thuỷ sản sau mưa lũ
Tại Văn bản số 1629/SNN-CNTYTS, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, khôi phục thủy sản sau mưa lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%