Dự án thành phố thông minh đẩy vốn FDI đăng ký tăng cao
Trong 6 tháng, hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt hơn 4,9 tỷ USD. Còn tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện nửa đầu năm ước tính đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2018 thu hút 1.366 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 11,8 tỷ USD, tăng 15,5% về số dự án và giảm 0,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài ra, có 507 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.434,2 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đạt hơn 16 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 6 tháng năm 2018 còn có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,1 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 390 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,4 tỷ USD và 2.359 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,7 tỷ USD.
Hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt hơn 4,9 tỷ USD, chiếm 42,1% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Trong đó, dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội của nhà đầu tư Nhật Bản có vốn đăng ký chiếm hơn 4,1 tỷ USD.
Còn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 34,7%; các ngành còn lại đạt hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 23,2%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 6 tháng năm nay đạt hơn 6,9 tỷ USD, chiếm 42,6% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 5,1 tỷ USD, chiếm 31,8%; các ngành còn lại đạt hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 25,6%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 988,3 triệu USD, chiếm 24,1% tổng giá trị góp vốn; ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ đạt 946,3 triệu USD, chiếm 23,1%; các ngành còn lại đạt 2.164,7 triệu USD, chiếm 52,8%.
Xét theo địa phương, nếu đánh giá theo dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 5,5 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 1.639,8 triệu USD, chiếm 13,9%, trong đó, Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của nhà đầu tư Hàn Quốc có vốn đăng ký là hơn 1,2 tỷ USD; TPHCM đứng thứ 3 với 542,5 triệu USD, chiếm 4,6%...
Trong nửa đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 5,5 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc đạt hơn 3,1 tỷ USD, chiếm 26,6%; Thái Lan đạt hơn 660,4 triệu USD, chiếm 5,6%…
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng năm nay có 67 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là 222,5 triệu USD.
Có 16 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 40,6 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 6 tháng đầu năm 2018 đạt 263,1 triệu USD.
Trong đó, riêng lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 106,2 triệu USD, chiếm 40,4% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 63,7 triệu USD, chiếm 24,2%; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 48,9 triệu USD, chiếm 18,6%. Trong 6 tháng có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Lào chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư; Slovakia chiếm 13,7%; Campuchia chiếm 12,3%.
Theo ông Phạm Định Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp-Tổng cục Thống kê, việc thu hút vốn FDI có chất lượng góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, gia tăng xuất khẩu, có đóng góp khá lớn vào tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, việc Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn vốn FDI với quá nhiều đãi đầu tư, trong khi chưa tận dụng học hỏi được kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ là một vấn đề cần khắc phục.
Tại hội thảo về thu hút và chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đây, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ vấn đề này.
Đó là, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt kỳ vọng. Đóng góp ngân sách nhà nước chưa tương xứng, một số doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế và vi phạm các quy định về xử lý môi trường.
Để nguồn vốn FDI tác động lan tỏa tới nền kinh tế, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến nghị, cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, để các doanh nghiệp vừa cạnh tranh lành mạnh vừa hợp tác, liên kết sản xuất. Chính sách thu hút FDI thời gian tới cần tăng cường hơn nữa sự hướng tới tương tác liên kết sản xuất giữa với doanh nghiệp Việt. Cần hài hòa mục tiêu thu hút FDI với chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước.
Bảo Ngọc (Theo Chinhphu.vn)
Tin mới
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM