Dự án nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh 'chết yểu': Cần truy cứu trách nhiệm những người liên quan
Sáng 13/6, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Đinh Văn Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà.
Liên quan đến vụ việc này, Phòng PC46 Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng ra lệnh khởi tố bị can đối đối với ông Nguyễn Xuân Lương, Giám đốc công ty Tân Đại Việt (trụ sở phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh). Ông Lương được cơ quan công an cho phép tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
San ủi, phá rừng trồng để nuôi bò
Hai người trên bị cơ quan chức năng khởi tố về hành vi 'lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 bộ luật Hình sự'. Theo thông tin từ Công an, ông Dũng và ông Lương đã có hành vi cấu kết nâng khống khối lượng, chiếm đoạt 110 tỷ đồng tiền tại dự án chăn nuôi Bình Hà (Hà Tĩnh).
Cần truy cứu trách nhiệm những người liên quan
Tháng 4/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương, phê duyệt cho Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà thuê 2.163,5ha đất (Cẩm Xuyên 1.578,6 ha, Kỳ Anh 584,9 ha) trong thời hạn 50 năm để triển khai đại dự án nuôi bò thịt thương phẩm và bò giống.
Sau 2 năm triển khai dự án nuôi bò Bình Hà 'chết yếu', chuồng bỏ hoang trống trơn
Dự án này được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 quy mô 30.000 con, tổng mức đầu tư 845 tỷ đồng; giai đoạn 2 quy mô 150.000 con, tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng.
Nhằm lấy đất cho doanh nghiệp làm dự án, Hà Tĩnh đã đồng ý cho chủ đầu tư chặt hạ hàng ngàn ha rừng tự nhiên, đồi núi, rừng trồng cây cao su, cây thông, cây hoa màu...trên địa bàn 2 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Đồng nghĩa với việc buộc phải giao đất cho doanh nghiệp nuôi bò, hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên bị mất đất, lâm cảnh khó khăn vì mất tư liệu sản xuất, thiếu việc làm....
Nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm nặng từ dự án nuôi bò Bình Hà
Được kỳ vọng là 'đầu kéo' cho tái cơ cấu nghành nông nghiệp Hà Tĩnh, nhưng chưa đầy 2 năm sau khi triển khai rầm rộ thì dự án chăn nuôi bò này lâm cảnh khó khăn rồi 'chết yểu', kéo theo vô vàn hệ lụy khôn lường: Hàng trăm hộ dân Hà Tĩnh lâm cảnh lao đao vì mất đất; rừng bị tàn phá nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm, hàng trăm tỷ đồng tiền của nhà nước do chủ đầu tư vay của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác nay khó có khả năng trả nợ.
Nguồn nước sông suối đục ngầu ô nhiễm nặng
Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, trong quá trình triển khai dự án nuôi bò trên, ông Đinh Văn Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà (chủ đầu tư) đã cấu kết với ông Nguyễn Xuân Lương, Giám đốc công ty Tân Đại Việt (trụ sở tại phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) nâng khống khối lượng, chiếm đoạt 110 tỷ đồng.
Quyết định phê duyệt dự án chăn nuôi bò Bình Hà do ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký
Hậu quả thua lỗ, thất thoát tiền tại dự án nuôi bò 'siêu khủng' này thì đã quá rõ và hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà cùng đồng phạm cấu kết chiếm đoạt tiền của nhà nước sẽ được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định. Nhưng câu hỏi mà dư luận đặt ra là trách nhiệm của những tổ chức liên quan tại địa phương trong việc thẩm định, kiểm tra năng lực của chủ đầu tư và các đánh giá về triển vọng đầu tư dự án, tác động môi trường (ĐTM) của dự án? Trách nhiệm của các cá nhân liên quan đã nhân danh tổ chức, chính quyền nhà nước để chỉ đạo, ký, phê duyệt hồ sơ triển khai dự án và 'hạ bút' cho phép chặt hạ hàng ngàn ha rừng tự nhiên, đồi núi, rừng trồng cây cao su, cây thông, keo, tràm, cây hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sắp tới sẽ được xử lý như thế nào? Câu trả lời xin dành lại cho cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên Dũng
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM