Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Phương án nào tối ưu nhất?

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông chia sẻ về chỉ đạo của Bộ Chính trị yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định trong chương trình làm việc năm 2023.

TS. Nguyễn Xuân Thủy
TS. Nguyễn Xuân Thủy

Theo Tiến sỹ, để triển khai dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, chúng ta cần chọn phương án nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Để triển khai đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì phải đưa ra nhiều phương án, sau đó chọn phương án hợp lý nhất. Giới chuyên môn cũng so sánh và nhận thấy, phương án tốt nhất là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ 200 km/h.

Còn đối với tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện nay, cần được nâng cao tốc độ và chuyển sang khổ đường 1.435mm, và nếu cần, có thể làm đường đôi để nâng cao năng lực vận tải đường sắt. Hiện nay, chúng ta chỉ chú ý đầu tư cho đường bộ mà chưa quan tâm đến đường sắt, điều này dẫn đến hạ tầng đường sắt quốc gia bị lạc hậu, xuống cấp.

Tại sao chúng ta chưa nên triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với vận tốc 300 – 400 km/h, thưa Tiến sỹ?

GS. TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải - người có nhiều kinh nghiệm về ngành đường sắt đã có nghiên cứu và cho rằng, nếu thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao với tốc độ 200 km/h thì mức đầu tư chỉ ở mức 30 tỷ USD.

Chúng ta thực hiện dự án trên cơ sở khi vận hành chưa điện khí hoá, mà chủ yếu sử dụng đầu máy diesel từ 10.000 – 15.000 mã lực, tốc độ đạt 150 -200 km/h mà vẫn đảm bảo vận chuyển được hàng hoá và hành khách. Do đó, khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận sẽ cao.

Nếu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu kỹ, tham vấn ý kiến chuyên gia để có thể phân tích một cách đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và tính hiệu quả thì theo tôi đây là phương án tốt nhất, vì vừa đảm bảo giảm bớt chi phí, tăng nhanh thời gian hoàn vốn, đặc biệt là phù hợp với mức sống của người dân. Hiện nay, Mỹ cũng chưa triển khai đường sắt tốc độ cao 300 km/h, nên theo quan điểm của tôi là chúng ta không nên vội vàng.

Tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam không nên làm đường sắt tốc độ cao 300 – 400 km/h vì sẽ “ngốn” rất nhiều tiền, trong khi lợi nhuận lại thấp, quan trọng hơn mức sống của người dân chưa đủ khả năng chi trả tiền vé. Chỉ cần khởi hành ở Hà Nội lúc 7 giờ tối, 7 giờ sáng đến TP. HCM cũng đã rất tốt, không nhất thiết phải chạy tốc độ quá cao.

Tiến sỹ đánh giá như thế nào về cơ hội dành cho các doanh nghiệp tư nhân trong dự án lớn này?

Tất cả những doanh nghiệp tư nhân nếu có đủ năng lực, thiết bị, kỹ thuật… đều có thể tham gia. Kể cả như dự án sân bay Long Thành, cũng nên để doanh nghiệp tư nhân tham gia, không phải giao cho một doanh nghiệp Nhà nước để sau đó dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công.

Theo quan điểm của tôi, khi tiến hành đầu tư xây dựng các công trình lớn thì không nên chỉ định thầu mà cần tổ chức đấu thầu và xã hội hoá. Tôi luôn ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân, vì họ có kinh nghiệm làm kinh tế, biết “chắt chiu” từng đồng tiền để đi lên từ con số 0 cho đến khi có trong tay hàng chục tỷ USD. Những doanh nghiệp này xứng đáng được tham gia xây dựng những công trình lớn của đất nước.

Tôi cho rằng, nếu doanh nghiệp tư nhân có trình độ, kỹ thuật thì họ sẽ làm tốt, thậm chí còn tốt hơn một số doanh nghiệp Nhà nước. Vì doanh nghiệp Nhà nước thường có tư tưởng “cha chung không ai khóc”, và thiếu trách nhiệm.

Doanh nghiệp tư nhân cũng có đầy đủ thiết bị khoa học, nhân lực, thậm chí có thể mua công nghệ tiên tiến và thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài về thi công xây dựng dự án trong nước. Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân cam kết và thực hiện khá tốt về tiến độ, chất lượng, không có chuyện kéo dài thời gian đến gần 10 năm như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước không biết bao nhiêu tiền của.

Tính toán phương án đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam để đạt được hiệu quả cao nhất
Tính toán phương án đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam để đạt được hiệu quả cao nhất

Tiến sỹ có đề xuất, kiến nghị gì về dự án này?

Thứ nhất, nếu triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam thì phải bàn kỹ đó là phương án gì, ví dụ, phương án tốc độ tàu chạy 200 km/h như tôi đã nêu. Sau khi thống nhất phương án thì triển khai đấu thầu, có thể phân đoạn trong đó cả đấu thầu mua sắm thiết bị. Không thể “dồn hết” cho doanh nghiệp Nhà nước để rồi lại dẫn đến tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm. Tất nhiên, vẫn phải tuỳ từng ngành, từng lĩnh vực, nếu giao cho tư nhân làm chi phí sẽ giảm đi từ 20 – 30%, tiêu cực cũng sẽ giảm đi rất nhiều, lợi nhuận sẽ tốt hơn…

Thứ hai, phải xem xét kỹ năng lực của doanh nghiệp Nhà nước trước khi giao dự án, không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể “giao khoán”. Phải tổ chức đấu thầu một cách công bằng, đấu thầu không chỉ có giá mà phải gồm cả thiết bị, kỹ thuật, khoa học, tính hiệu quả…

Thứ ba, đưa các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia đấu thầu với các doanh nghiệp Nhà nước, bên nào thắng thầu sẽ được thực hiện xây dựng dự án.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận 49/KL-T.Ư về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025: Phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh, TP. HCM - Nha Trang).

Đến năm 2030: Tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, TPH.CM...).

Phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu...); cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn...); cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành); đường sắt vành đai phía đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi); đối với tuyến TP. HCM - Cần Thơ, đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp; tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long.

Đến năm 2045: hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội (có tính kết nối với vùng thủ đô) và TP. HCM vào năm 2035; hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045; tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

 

Việt Anh (thực hiện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành

Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.