Dự án cao tốc Bắc – Nam: Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ
Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy quan trọng nhất trong hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, Bộ GTVT phải có điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ.
Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ (Ảnh minh họa)
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam (gọi tắt cao tốc Bắc - Nam) phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng 654km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, trong đó, phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án. Gồm 14.155 tỷ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng; 27.694 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT); 13.151 tỷ đồng cho các đoạn đầu tư công gồm: đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) và cầu Mỹ Thuận 2.
Số còn lại khoảng 63.716 tỷ đồng là phần vốn nhà đầu tư. Trong đó, vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư rót vào dự án khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng. Đến nay, Bộ GVT đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai công tác thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng.
Sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh. Cụ thể, có 15 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư Việt Nam; 31 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nước ngoài và 14 bộ của liên danh giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy quan trọng nhất trong hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, Bộ GTVT phải có điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ (Ảnh H.Lực)
Đáng chú ý với 18 bộ hồ sơ nộp và sơ tuyển theo hình thức dự thầu độc lập và liên danh, các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc có số lượng hồ sơ chiếm nhiều nhất trong danh sách. Số lượng nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc dự thầu đứng thứ hai, sau đó là Pháp, Singapore và Philippines.
Câu chuyện chọn nhà thầu dự án cao tốc Bắc Nam nóng lên khi số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia dự thầu lớn. Người dân lo lắng một viễn cảnh dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông lại được tái hiện tại dự án cao tốc Bắc – Nam.
Liên quan đến câu chuyện lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam, trao đổi với chúng tôi chiều ngày 5/8, chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết: “Quan điểm của tôi, về nguyên tắc các nhà đầu tư đều có quyền tham gia đấu thầu minh bạch, công khai không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay ngoài nước. Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT phải tổ chức đấu thầu hợp lý, công bằng”.
Về nghi ngại của dư luận với nhà đầu tư từ Trung Quốc, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, nhà thầu Trung Quốc từng để lại tiếng xấu ở loạt dự án đầu tư như tại nhà máy từ nhiệt điện, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên, đặc biệt là đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông…
“Quan điểm tôi, tất cả doanh nghiệp Trung Quốc từng là nhà thầu, nhà đầu tư các dự án Việt Nam nhưng có lịch sử chậm tiến độ, sai phạm điển hình như Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc (tổng thầu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông) Bộ GTVT không được cho tham dự thầu ở dự án cao tốc Bắc – Nam. Bởi những doanh nghiệp này gây thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam”, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết.
Thủy cũng cho rằng, đối với tuyến đường cao tốc đi qua các sân bay, hải cảng, khu quân sự ưu tiên doanh nghiệp trong nước.
“Cũng cần nhấn mạnh các nhà thầu Việt Nam phải liên kết lại để tạo vốn lớn về tài chính, thiết bị công nghệ, từ đó có thể đấu lại nhà thầu nước ngoài. Làm tốt điều đó loại bớt nhà thầu yếu kém, tạo thế cho nhà thầu Việt Nam”, TS. Thủy cho biết.
Trước nghi ngại về việc doanh nghiệp Trung Quốc sau khi trúng thầu sẽ không thực hiện theo cam kết trước đó. TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, vấn đề này sẽ giải quyết được nếu hợp đồng đấu thầu ký có điều khoản ràng buộc trách.
Cụ thể, hợp đồng ký giữa Bộ GTVT và đơn vị trúng thầu phải ràng buộc chất lượng công trình, công nghệ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án, vấn đề tài chính, tạo việc làm cho người lao động.
“Trong hợp đồng phải có quy định nếu nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ dự án, không đảm bảo tài chính phải xử phạt mạnh và bị thay thế bằng nhà thầu khác”, TS. Thủy nhấn mạnh.
Theo Tintucvietnam.vn
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM