Đổi mới và sáng tạo công nghệ tiếp tục là chìa khóa duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh
Đổi mới và sáng tạo công nghệ sẽ tiếp tục là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy đổi mới và sáng tạo công nghệ đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch mô hình tăng trưởng và thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị.
Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020, tính chung 10 năm 2011-2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%).
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm (cao hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015); Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đổi mới và sáng tạo công nghệ sẽ tiếp tục là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Để hiện thực hóa yêu cầu cao về vai trò của hệ thống khoa học và công nghệ (KH&CN) trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Điểm mới về nhận thức trong Văn kiện Đại hội XIII về vai trò của KH&CN là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng KH&CN, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc. Trên cơ sở đó, một số chính sách lớn được khuyến nghị trong thời gian tới.
Theo báo cáo Đổi mới công nghệ ở Việt Nam - Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ) và Tổ chức CSIRO’s Data61 của Úc đã hợp tác tiến hành, bao gồm:
Thứ nhất là, tăng cường đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ mới và đổi mới trong tổ chức thông qua thay đổi cơ cấu, chiến lược và văn hóa sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho Việt Nam tại thời điểm này trong sự phát triển của đất nước. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp về cách sử dụng công nghệ tốt nhất và những chính sách này sẽ thay đổi khi năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp được cải thiện và phát triển.
Trong bối cảnh hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn yếu và đang hoàn thiện, cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ cao nhất (đường biên công nghệ) thông qua tiếp nhận và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia, thay vì cố gắng thúc ép tạo ra công nghệ mới thông qua hoạt động sáng chế.
Thứ hai là, nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Trọng tâm của hoạt động này là tối ưu hóa việc áp dụng các công nghệ đang được đổi mới. Trở thành một nhà sản xuất hiệu quả và cạnh tranh không đòi hỏi phải tạo ra các công nghệ hàng đầu. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải sử dụng các công nghệ một cách hiệu quả, đây là “khả năng hấp thụ công nghệ” theo nghĩa rộng hơn. Đó là các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của các doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai và sử dụng hiệu quả công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, một yếu tố quan trọng chính là tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ. Đó là các viện về đo lường, tiêu chuẩn, thử nghiệm và chất lượng, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu và các cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba là, thúc đẩy hoạt động R&D và các ngành công nghiệp mới. Hoạt động R&D giúp tăng khả năng hấp thụ công nghệ và tạo cơ hội tăng ngày càng nhiều sáng tạo công nghệ khi Việt Nam phát triển. Trọng tâm hiệu quả nhất của nỗ lực R&D là thúc đẩy chuyển giao và làm chủ công nghệ trong tất cả các giai đoạn và các ngành. Tại Việt Nam, hiện nay mức chi cho R&D/GDP còn thấp. Do vậy, cần tăng mạnh ngay trong thời gian tới, trước hết từ ngân sách nhà nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cao cho đầu tư vào R&D của doanh nghiệp nội và FDI, coi R&D là lĩnh vực được ưu đãi cao nhất.
Thứ tư là, phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển các kỹ năng và năng lực của con người là điều kiện tiên quyết đối với cả đổi mới và sáng tạo công nghệ. Kỹ năng có thể được phát triển thông qua: giáo dục chính quy, đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ, nhập khẩu hoặc chuyển dịch lao động có kỹ năng. Tầm quan trọng của các kênh này trong phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, mức độ phức tạp của tri thức được sử dụng và khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp.
Thứ năm là, tăng cường phát triển các công cụ chính sách và hiệu lực của cơ chế thực thi. Theo Khảo sát về Đổi mới Sáng tạo của Ngân hàng Thế Giới, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ là một trong ba yếu tố quan trọng nhất cản trở nỗ lực đổi mới của các doanh nghiệp. Hầu hết các công cụ chính sách hiện nay tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN, các quy định, đào tạo về kỹ năng vận hành và các tiêu chuẩn công nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần có nhiều hơn nữa các công cụ chính sách như khuyến khích tài chính về các khoản trợ cấp để phát triển kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm, đổi mới sản phẩm/quy trình/tiếp thị và R&D như ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Anh Minh
Tin mới
Thủ tướng: Bắc Ninh tập trung hoàn thành dứt điểm việc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Sáng 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.
Vinacontrol sẽ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 10%
CTCP Tập đoàn Vinacontrol (mã VNC) mới thông báo ngày 2/10 là ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2024 cho cổ đông.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 chứng kiến “sự phá cách” của bà Harris và sự bền bỉ của ông Donald Trump
Giới truyền thông quốc tế nhìn nhận, nếu tầm nhìn kinh tế của Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump hoàn toàn khác biệt, thì sự tương phản giữa ông Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris “gần như chói mắt”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại
Bắc Ninh đã và đang triển khai 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Trong đó 29 dự án đã hoàn thành, hoàn thành một phần, đang thi công xây dựng, 25 dự án đang thực hiện ở bước chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Tìm nhà thầu thi công Gói thầu số 9 thuộc dự án cả tạo Quốc lộ 46
Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải hiện đang tổ chức mời thầu cho Gói thầu số 9, liên quan đến dự án cải tạo Quốc lộ 46 đoạn từ Vinh đến Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với tổng mức đầu tư lên tới 500 tỷ đồng.
Tham luận của Chủ tịch HĐQT THACO tại Hội nghị thường trực Chính phủ (21/09/2024)
Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội". Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương tham dự và trình bày tham luận.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM